Từ ngày 19/3/2023, trách nhiệm quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc về ai? Hướng dẫn tiếp nhận tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội?
Tiếp nhận tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/3/2023) có quy định về tiếp nhận tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội như sau:
- Hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử: mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội.
- Tiếp nhận tiền mặt:
+ Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.
+ Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
+ Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.
- Tiếp nhận giấy tờ có giá: mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
- Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Trách nhiệm quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc về ai từ ngày 19/3/2023?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2023/TT-BTC, Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BTC và Điều 12 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/3/2023) có quy định về quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích như sau:
Điều 10. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo
1. Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
Điều 11. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Điều 12. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân
Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, trách nhiệm quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích như sau:
- Đối với quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo:
Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.
- Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng:
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân:
Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc về ai từ ngày 19/3/2023? Hướng dẫn tiếp nhận tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Hình từ Internet)
Nội dung chi và mức chi cho công tác tổ chức lễ hội là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/3/2023) có quy định về nội dung và mức chi cho công tác tổ chức lễ hội như sau:
Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội
1. Nội dung chi tùy theo từng lễ hội bao gồm:
a) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;
b) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;
c) Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;
d) Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;
đ) Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;
e) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;
g) Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;
h) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
2. Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, nội dung chi cho công tác tổ chức lễ hội bao gồm:
- Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;
- Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;
- Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;
- Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;
- Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;
- Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;
- Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;
- Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.