Người gây tai nạn có được giữ phương tiện giao thông gây tai nạn hay không? Trình tự giải quyết việc giao phương tiện vi phạm giao thông cho người có vi phạm giữ như thế nào?
- Người gây tai nạn có được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông hay không?
- Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như thế nào?
- Phương tiện giao thông vi phạm hành chính đã giao cho người vi phạm giữ có thể bị thu lại hay không?
Người gây tai nạn có được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông hay không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 7 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định
Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
a) Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
...
7. Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
c) Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;
đ) Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Người gây tai nạn có thể được giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính khi đáp ứng được điều kiện có khả năng đặt tiền bảo lãnh hoặc nơi cư trú còn thời hạn hay nơi công tác rõ ràng và không nằm trong các trường hợp tạm giữ trái quy định pháp luật.
Người gây tai nạn có được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định
Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính; trong đơn ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được người có thẩm quyền tạm giữ giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.
Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản bản.
Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe đối với phương tiện giao thông đường bộ, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt đối với phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký phương tiện) để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân bị tạm giữ; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người vi phạm phải gửi đơn ghi đầy đủ thông tin của phương tiện và gửi kèm bản sao có chứng thực giấy tờ của phương tiện hoặc của chủ phương tiện cho người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện giao thông. Tròng vòng 2-3 ngày làm việc, người có thẩm quyền sẽ xem xét khả năng tạm giữ và lập biên bản ngay khi giao phương tiện.
Phương tiện giao thông vi phạm hành chính đã giao cho người vi phạm giữ có thể bị thu lại hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định
5. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện giao thông vi phạm hành chính về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.
Khi được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm giao thông vi phạm hành chính, nếu như cá nhân không chấp hành đúng theo quy định pháp luật thì người có thẩm quyền có quyền chuyển phương tiện vi phạm về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.