Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp? Người đòi nợ như thế nào bị xem là đồng phạm?

Tôi muốn đòi nợ thì có thể thuê người đòi nợ được không? Nếu muốn đòi nợ hợp pháp thì cần phải làm gì? - Câu hỏi của anh Thuận (Kiên Giang)

Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp?

Đòi nợ có thể hiểu là hình thức, dịch vụ kinh doanh đầu tư đòi những món nợ mà người nợ dai dẳng không chịu trả. Hiện nay người đòi nợ có các hành vi thực hiện đòi nợ khác nhau kể cả hành vi mang tính chất côn đồ gây ảnh hưởng đến người khác.

Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định về đòi nợ thuê như sau:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
...

Như vậy, việc đầu tư kinh doanh đòi nợ được xem là ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật và nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, thuê người đòi nợ cũng sẽ bị xem là bất hợp pháp.

Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp? (Hình từ Internet)

Người đòi nợ như thế nào bị xem là đồng phạm?

Tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:

Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như vậy, khi có căn cứ xác định người thuê đòi nợ thực hiện những hành vi thực hiện như trên thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu muốn đòi nợ hợp pháp thì cần phải làm gì?

Nguyên tắc là không được thực hiện những hành vi mang tính chất côn đồ, đe dọa, uy hiếp tinh thần, bắt giữ trái pháp luật,... làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, gây mất trật tự công cộng.

Nếu phát hiện con nợ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể tố cáo lên Cơ quan công an đề kịp thời xử lý.

Để đòi nợ hợp pháp người đòi nợ cần gửi đơn khởi kiện ra Tòa án để giải quyết, các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ.

Nội dung, hình thức của đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thông qua các hình thức như: nộp trực tiếp, gửi bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết.

Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.

Như vậy, để tránh việc đòi nợ bất hợp pháp thì cá nhân, tổ chức cho vay phải thực hiện theo các bước, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật như trên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào