Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào? Cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình được quản lý, khai thác như thế nào?

Cho anh hỏi Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào? Câu hỏi của anh Hoàn (Long An)

Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào?

Tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về kinh phí phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình
1. Nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này và nội dung chi, mức chi hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước bảo đảm hằng năm.

Như vậy, kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước;

- Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào?

Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình được quản lý, khai thác như thế nào?

Tại Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin về nội dung quy định tại Điều 46 của Luật này.
2. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện như sau:
a) Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý;
c) Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương, địa phương; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình được quản lý, khai thác như sau:

- Cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình được liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý;

- Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương, địa phương; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở nào?

Tại Điều 44 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cùng cấp để triển khai, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp liên ngành.
3. Hoạt động phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương và địa phương được thực hiện theo quy chế phối hợp liên ngành và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Như vậy, việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp liên ngành.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào