Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ như sau:
Sử dụng kết quả kiểm định
...
3. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
4. Hủy bỏ kết quả kiểm định.
a) Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Nội vụ để hủy bỏ kết quả kiểm định.
c) Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.
Theo quy định nêu trên, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ khi:
- Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định.
Ngoài ra, người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.
Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Những người nào không được bố trí vào hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Hội đồng kiểm định
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.
Theo quy định nêu trên, hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức không được bố trí những người như:
- Người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định;
- Vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định;
- Người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ nội vụ trong thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng đầu vào công chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Ban hành nội quy, quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thẩm định ngân hàng câu hỏi và đáp án kiểm định chất lượng đầu vào công chức; xây dựng phần mềm tổ chức kiểm định, phần mềm xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
c) Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo thẩm quyền được phân công.
d) Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
đ) Thực hiện báo cáo, thống kê về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công tác kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thực hiện đúng quy định về kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với người đăng ký dự tuyển.
Theo đó, trong thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, Bộ nội vụ có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
- Ban hành nội quy, quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thẩm định ngân hàng câu hỏi và đáp án kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
- Xây dựng phần mềm tổ chức kiểm định, phần mềm xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo thẩm quyền được phân công.
- Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Thực hiện báo cáo, thống kê về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công tác kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
*Lưu ý: Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/04/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.