Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm những tài liệu nào?
Tại Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;
c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xác định thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhập quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm:
- Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Cần chuẩn bị mấy bộ hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?
Tại Điều 54 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở. Ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.
3. Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
.....
Như vậy, người có nhu cầu thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?
Tại Điều 56 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
- Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ các quy định tại Điều 64 và Mục 2 Chương VI của Luật Nhà ở, Điều 38 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
- Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
- Việc quản lý vận hành nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
- Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quản lý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; chi phí thực hiện quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ở này và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.