Để xét thăng quân hàm lên Đại tướng Quân đội nhân dân từ cấp bậc Đô đốc Hải quân đối với sĩ quan tại ngũ cần bao nhiêu năm?
- Để xét thăng quân hàm lên Đại tướng Quân đội nhân dân từ cấp bậc Đô đốc Hải quân đối với sĩ quan tại ngũ cần bao nhiêu năm?
- Sĩ quan tại ngũ ở cấp bậc quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân với chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lập thành tích đặc biệt xuất sắc có được xét thăng quân hàm lên nữa không?
- Thẩm quyền tước quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc về ai?
Để xét thăng quân hàm lên Đại tướng Quân đội nhân dân từ cấp bậc Đô đốc Hải quân đối với sĩ quan tại ngũ cần bao nhiêu năm?
Khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Theo đó, thời gian xét thăng quân hàm lên Đại tướng Quân đội nhân dân từ cấp bậc Đô đốc Hải quân đối với sĩ quan tại ngũ cần ít nhất 4 năm.
Để xét thăng quân hàm lên Đại tướng Quân đội nhân dân từ cấp bậc Đô đốc Hải quân đối với sĩ quan tại ngũ cần bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Sĩ quan tại ngũ ở cấp bậc quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân với chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lập thành tích đặc biệt xuất sắc có được xét thăng quân hàm lên nữa không?
Khoản 4 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Theo quy định nêu trên, Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Cấp bậc quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân là cấp bậc quân hàm cao nhất với chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Vậy, Sĩ quan tại ngũ ở cấp bậc quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân với chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lập thành tích đặc biệt xuất sắc không thể xét thăng quân hàm lên nữa.
Thẩm quyền tước quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc về ai?
Khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền tước quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Khoản 3 Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
...
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo đó, thẩm quyền tước quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc về Chủ tịch nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.