Sĩ quan trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ loại nào?

Sĩ quan cấp bậc trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ loại nào? Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ sử dụng cho sĩ quan cấp bậc trung tá? Thăng quân hàm Thiếu tá lên Trung tá sau bao lâu? Câu hỏi của anh Thiên (Bình Phước)

Sĩ quan cấp bậc trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ loại nào?

Tại Điều 7 Thông tư 68/2017/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau:

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ
1. Biệt thự loại A: Được bố trí cho ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng.
2. Biệt thự loại B: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tướng, trừ chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Nhà liền kề loại C hoặc căn hộ chung cư loại 1: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.
4. Nhà liền kề loại D hoặc căn hộ chung cư loại 2: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng; Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân và tương đương.
5. Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tá, Thượng tá, Trung tá và tương đương.
6. Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương.
7. Căn hộ chung cư loại 5 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3, 4 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các đối tượng còn lại.

Như vậy, sĩ quan cấp bậc trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ là căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn.

Sĩ quan trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ loại nào?

Sĩ quan trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ loại nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ sử dụng cho sĩ quan cấp bậc trung tá Quân đội nhân dân?

Tại Điều 6 Thông tư 68/2017/TT-BQP có quy định về các loại nhà ở công vụ, tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau:

Các loại nhà ở công vụ, tiêu chuẩn diện tích
1. Đối với nhà biệt thự
Được thiết kế theo kiểu biệt thự đơn lập hoặc biệt thự song lập. Chiều cao tối đa không quá 3 tầng. Diện tích đất khuôn viên biệt thự không nhỏ hơn 350 m2 và không lớn hơn 500 m2; gồm 2 loại:
a) Loại A: Diện tích đất 450 m2 đến 500 m2, diện tích sử dụng nhà từ 300 m2 đến 350m2;
b) Loại B: Diện tích đất 350 m2 đến 400 m2, diện tích sử dụng nhà từ 250 m2 đến 300 m2.
2. Nhà liền kề
Diện tích đất không nhỏ hơn 80 m2 và không lớn hơn 150 m2; gồm 2 loại sau:
a) Loại C: Diện tích đất 120 m2 đến 150 m2, diện tích sử dụng nhà từ 150 m2 đến 170 m2;
b) Loại D: Diện tích đất 80m2 đến 120 m2, diện tích sử dụng nhà từ 100 m2 đến 120 m2;
3. Đối với căn hộ chung cư khu vực đô thị được thiết kế kiểu căn hộ khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn hộ không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 160 m2; gồm 5 loại sau:
a) Căn hộ loại 1: Diện tích sử dụng từ 140 m2 đến 160 m2;
b) Căn hộ loại 2: Diện tích sử dụng từ 100 m2 đến 115 m2;
c) Căn hộ loại 3: Diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 100 m2;
d) Căn hộ loại 4: Diện tích sử dụng từ 60 m2 đến 70 m2;
đ) Căn hộ loại 5: Diện tích sử dụng từ 25 m2 đến 45 m2.
4. Căn nhà khu vực nông thôn được thiết kế căn nhà kiểu khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn nhà không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 90 m2, gồm 04 loại sau:
a) Căn nhà loại 1: Diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 90 m2;
b) Căn nhà loại 2: Diện tích sử dụng từ 55 m2 đến 65 m2;
c) Căn nhà loại 3: Diện tích sử dụng từ 40 m2 đến 45 m2;
d) Căn nhà loại 4: Diện tích sử dụng từ 25 m2 đến 35 m2.

Như vậy, Sĩ quan cấp bậc trung tá Quân đội nhân dân được sử dụng nhà ở công vụ là căn hộ chung cư loại 3 diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 100 m2 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 90 m2 tại khu vực nông thôn.

Thăng quân hàm Thiếu tá lên Trung tá sau bao lâu?

Tại khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định như sau:

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy:
2 năm;
Trung úy lên Thượng úy:
3 năm;
Thượng úy lên Đại úy:
3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá:
4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá:
4 năm;
Trung tá lên Thượng tá:
4 năm;
Thượng tá lên Đại tá:
4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm

Như vậy, thời hạn xét thăng quân hàm đối với thiếu tá lên Trung tá là 4 năm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào