Tăng giá bán lẻ điện bình quân tối đa lên đến 2.444,09 đồng/kWh?
Từ 03/02/2023: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh?
Tại Điều 2 Quyết định 02/2023/QĐ-TTg có quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân như sau:
Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân
Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau:
1. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh;
2. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444.09 đồng/kWh
Theo đó, từ ngày 03/02/2023:
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444.09 đồng/kWh.
Tăng giá bán lẻ điện bình quân tối đa lên đến 2.444.09 đồng/kWh? (Hình từ Internet)
Mức giá bán lẻ điện bình quân trước ngày 03/02/2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 1 Quyết định 34/2017/QĐ-TTg có quy định về Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân như sau:
Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020
Ban hành khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau:
1. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh;
2. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Như vậy, mức giá bán lẻ điện bình quân trước ngày 03/02/2023 là:
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Mức chênh lệch giữa mức giá bán lẻ điện bình quân trước và sau ngày 03/02/2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 2 Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg và Điều 1 Quyết định 34/2017/QĐ-TTg có quy định:
Từ ngày 03/02/2023:
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444.09 đồng/kWh.
Trước ngày 03/02/2023:
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Như vậy, chênh lệch giữa mức giá bán lẻ điện bình quân trước và sau ngày 03/02/2023 cụ thể là:
mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh.
mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 537,67 đồng/kWh.
Đơn vị bán lẻ điện có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tại Điều 44 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 có quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
1. Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
b) Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;
c) Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.
d) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;
đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
e) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
b) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho đơn vị bán lẻ điện;
d) Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; nội dung giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy định về ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
đ) Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;
e) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đơn vị bán lẻ điện có quyền: Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực; sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;...
Đơn vị bán lẻ điện có nghĩa vụ: bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong hợp đồng; Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;...
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.