Phát hiện cổ vật

Trong quá trình đào móng làm nhà cho ông Nguyễn Văn Bê, ông Phan Văn Tại phát hiện một chiếc lư bằng đồng và báo cho ông Nguyễn Văn Bê biết. Do quá bận công việc nên ông Nguyễn Văn Bê đã quên mất việc này. Khi thấy ông Bê không có ý kiến gì về vấn đề trên, ông Tại đã mang chiếc lư về nhà và được biết đây là một cổ vật có giá trị. ông Tại đã quyết định không báo cho chính quyền địa phương mà mang đi bán. Có người đã phát hiện ra vụ việc trên và báo cho UBND xã. Vậy, cán bộ UBND xã giải quyết vụ việc này như thế nào?

Công ty luật vinabiz trả lời như sau:

Tại điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy khi phát hiện có cổ vật, ông Tại và ông Bê phải báo cho UBND xã hoặc Công an xã biết.

- Về trách nhiệm của UBND cấp xã:

 Điều 51 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết về thi hành Luật Di sản văn hóa quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: “

1. Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hoá.

2. Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hoá để chuyển lên cơ quan cấp trên”.

(hiện nay Nghị định 92 được sửa đổi bới Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009, tại điều 5 quy định khi Tổ chức, cá nhân tài sản bị chon giấu phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và báo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây:

a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thuộc khu vực quân sự;

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.

…………

2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:

a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau;

b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận;

c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở;

d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm;……

Như vậy UBND xã sau khi nhận được tin báo có trách nhiệm tạm giữ và bảo quản cổ vật, sau đó báo cáo lên UBND tỉnh, thành phố để giải quyết.

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào