Xử lý hành vi nhắn tin đe dọa gây thương tích cho người khác
Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa."
Như vậy, những hành vi được coi là tội phạm trước hết phải có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Hành vi nhắn tin đe dọa gây thương tích mặc dù đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, hành vi nhắn tin đe dọa của ông Lâm không có dấu hiệu của tội phạm.
Tuy nhiên, đây là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nên hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Ông Lâm đã có hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để nhắn tin đe dọa người khác. Hành vi này đã vi phạm điểm b khoản 1 điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 83/2011/NĐ-CP, hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện việc đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đề ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của anh và gia đình, anh có thể tố cáo hành vi của ông Lâm với cơ quan công an cấp huyện. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật, ông Lâm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.