Quy định về khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
- Khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
- Bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
1. Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
2. Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc khoán và mức khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
4. Kinh phí khoán được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền sinh hoạt phí hàng tháng.
Theo đó, việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
Quy định về khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
1. Việc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Trường hợp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ xuống cấp, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập dự án cải tạo, nâng cấp trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án cải tạo lớn, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Đối với các dự án cải tạo thường xuyên, cải tạo nhỏ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định.
Theo đó, việc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
1. Việc bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
2. Thẩm quyền quyết định:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tài sản bán thuộc phạm vi quản lý và ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý không thuộc quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Số tiền thu được từ bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan để chi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, việc bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.