Quy định về tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí là gì?
- Tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí như thế nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí ra sao?
- Đối tượng huấn luyện, cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao?
Tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí như sau:
1. Tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sửa chữa vũ khí theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này.
2. Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí phải lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an (đối với trường hợp theo đơn đặt hàng của Bộ Công an) hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với trường hợp theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng) quyết định, hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy tờ, tài liệu chứng minh năng lực, điều kiện để tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. Người được tổ chức, doanh nghiệp cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu và xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, có văn bản thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm các điều kiện để tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.
4. Sau khi kết thúc kiểm tra, đánh giá, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản đề xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, trong đó nêu rõ lý do, điều kiện, năng lực, phạm vi tổ chức, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết để tổ chức thực hiện. Trường hợp không đồng ý, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
(Hình ảnh minh họa)
Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí như sau:
1. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.
2. Chỉ được mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất đối với từng loại vũ khí.
Đối tượng huấn luyện, cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao?
Tại Điều 12 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng huấn luyện, cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Người quản lý tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí và người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện và được cấp Chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
3. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không phải cấp Giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
4. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, công nhân, viên chức quốc phòng đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không phải cấp giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; đối với cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ thực hiện việc huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ.
5. Đối với người được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng được sử dụng để trưng bày, triển lãm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật không phải huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
6. Đối với người được công nhận là huấn luyện viên, vận động viên trong thi đấu các môn có sử dụng vũ khí thể thao được miễn huấn luyện về kỹ năng sử dụng vũ khí thể thao.
7. Đối với người được giao sử dụng súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, vật liệu nổ quân dụng phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng trong Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ hoặc Công an nhân dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.