Quy định về tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam như thế nào?
- Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
- Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
- Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
- Quy định về thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam của văn phòng con nuôi nước ngoài như thế nào?
Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam như sau:
1. Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, căn cứ vào số lượng và nhu cầu của trẻ em Việt Nam cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài, điều kiện và năng lực của tổ chức con nuôi nước ngoài có nhu cầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước ngoài hữu quan, hằng năm Cục Con nuôi phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức con nuôi nước ngoài).
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng con nuôi nước ngoài.
Văn phòng con nuôi nước ngoài có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
(hình ảnh minh họa)
Tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
Văn phòng con nuôi nước ngoài được tham gia vào việc thực hiện các thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và Thông tư này.
Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
1. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định tại các Điều 31, 34, 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
a) Bản sao giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải là bản sao chứng thực, trong đó thể hiện rõ tổ chức đó được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
b) Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì văn bản báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 và khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên và đóng dấu.
2. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải được lập thành 02 bộ, dịch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp cho Cục Con nuôi.
Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
1. Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
a) Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an hoặc hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 và khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, Cục Con nuôi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét quyết định.
b) Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối đa quy định tại khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, thì chỉ cấp, gia hạn Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bằng thời hạn của giấy phép do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cấp cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài có những hoạt động tích cực hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được ưu tiên xem xét cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Quy định về thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam của văn phòng con nuôi nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định về thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam của văn phòng con nuôi nước ngoài như sau:
Tổ chức con nuôi nước ngoài được thuê trụ sở và sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn sau đây:
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số FAX, địa chỉ thư tín của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và 01 bản hợp đồng thuê trụ sở (nếu có).
2. Trường hợp sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải ký hợp đồng sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về danh sách nhân viên làm việc tại Văn phòng, địa chỉ liên hệ và 01 bản hợp đồng sử dụng lao động. Nhân viên làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc và đạo đức tốt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.