Quy định về khảo sát địa bàn thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động?
- Khảo sát địa bàn thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Ra quân làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Ghi sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Khảo sát địa bàn thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định khảo sát địa bàn như sau:
Trước khi tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm soát, đơn vị Cảnh sát cơ động phải tiến hành khảo sát, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến và xây dựng kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát.
(Hình ảnh minh họa)
Ra quân làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định ra quân làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát như sau:
1. Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động phân công Trưởng ca, Tổ trưởng, số lượng cán bộ, chiến sĩ trong mỗi tổ và vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành tuần tra, kiểm soát.
2. Trưởng ca tuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội và tương đương trở lên, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
a) Phân công, kiểm tra quân số, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong ca tuần tra;
b) Kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi làm nhiệm vụ; ra mệnh lệnh hành quân đến địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến làm nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, phương án;
c) Tiếp nhận, xử lý thông tin của tổ tuần tra, kiểm soát về các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm soát, báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống phức tạp xảy ra.
3. Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát là sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
a) Quán triệt kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, tư thế, lễ tiết, tác phong, quy tắc ứng xử đến cán bộ, chiến sĩ thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát;
b) Đôn đốc cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác chuẩn bị tuần tra, kiểm soát, chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và tập trung theo lệnh của Trưởng ca;
c) Nắm tình hình, chỉ huy, điều hành các nhiệm vụ của tổ tuần tra, kiểm soát, theo đúng địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến và phân công vị trí, nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sĩ; kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;
d) Thực hiện chế độ thông tin liên lạc với cán bộ, chiến sĩ, Trưởng ca tuần tra, kiểm soát và các cơ quan liên quan khi cần thiết; báo cáo kịp thời cho Trưởng ca khi có vụ việc đột xuất, phức tạp;
đ) Ghi sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát; sổ bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện ca tuần tra, kiểm soát.
Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu như sau:
1. Cảnh sát cơ động kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.
2. Việc xử lý các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Thông tư này.
Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát như sau:
1. Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Bằng tay, gậy chỉ huy;
b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên phương tiện giao thông;
c) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên khu vực, địa bàn, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự.
2. Cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát lựa chọn vị trí, hình thức ra hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo khoảng cách an toàn và công khai hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật.
Ghi sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định ghi sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát; sổ bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát.
2. Ghi sổ nhật ký tóm tắt theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (vị trí, địa danh, địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến); nội dung kiểm tra, kiểm soát; biện pháp xử lý: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác.
3. Ghi sổ bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo thứ tự thời gian, địa điểm, số lượng, tình trạng và ký bên giao, ký bên nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.