Việc đánh giá kết quả giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
- Quy định về việc đánh giá kết quả giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
- Thuật ngữ thể hiện mức độ của các yêu cầu cần đạt với người học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?
- Quy định về thời lượng thực hiện giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Quy định về việc đánh giá kết quả giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá kết quả giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Đánh giá kết quả giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học viên để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và người quản lí, đồng thời khuyến khích học viên phát huy điểm mạnh, chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kỹ năng, tăng cường đánh giá thái độ của học viên trong học tập; Đặc biệt coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế đời sống.
- Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên.
- Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn học sau khi học xong các chủ đề. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên.
Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học viên thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,... bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học viên;...
(ảnh internet)
Thuật ngữ thể hiện mức độ của các yêu cầu cần đạt với người học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích các Thuật ngữ thể hiện mức độ của các yêu cầu cần đạt với người học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
Trong văn bản Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội chỉ giải thích thuật ngữ thể hiện mức độ của các yêu cầu cần đạt với người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ |
Động từ mô tả mức độ |
Biết |
Nêu được (công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội;...); kể được (tên các hoạt động chính trong lớp học...). |
Nhận biết được (tên gọi, chức năng các bộ phận bên ngoài và các giác quan của cơ thể;...); xác định được (các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe; một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động và cách phòng tránh;...). |
|
Hiểu |
Mô tả được (một số hiện tượng thiên tai;...); vẽ được (đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình;...), |
Trình bày được (một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và thần kinh;...); nêu được ví dụ (về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày;...). |
|
phân loại được (thực vật dựa trên một số tiêu chí. Ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...). |
|
Vận dụng |
Nhận xét được (sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ;...); đặt được câu hỏi (về tên, nơi sống của thực vật ở xung quanh,...). |
Giải thích được (một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà;...); thực hiện được (sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe; một số việc làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương;... ). |
|
Đưa ra được (cách xử lí tình huống khi học viên hoặc người nhà bị ngộ độc; cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định có cháy xảy ra; nhận xét về những cách ứng xử đó;...); đề xuất (cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí;...). |
Quy định về thời lượng thực hiện giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi kì là 65 tiết. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho các chủ đề ở mỗi kì như sau:
Chủ đề |
Kỳ 2 |
Kỳ 3 |
Gia đình |
15% |
12% |
Cộng đồng địa phương |
20% |
20% |
Thực vật và động vật |
20% |
17% |
Con người và sức khỏe |
22% |
26% |
Trái Đất và bầu trời |
13% |
15% |
Đánh giá định kì |
10% |
10% |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.