Định hướng chung phương pháp giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
- Quy định về định hướng chung phương pháp giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về định hướng phương pháp phát triển phẩm chất và năng lực chung trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về định hướng phương pháp phát triển năng lực khoa học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Quy định về định hướng chung phương pháp giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng chung phương pháp giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
1.1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo các định hướng sau:
- Dạy học gắn với thực tiễn, khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học viên về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học viên với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học viên cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
- Tổ chức cho học viên học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh. Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở học viên các kỹ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hóa những gì đã quan sát được.
- Tổ chức cho học viên học thông qua trải nghiệm. Học viên thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khỏe, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.
- Tổ chức cho học viên học thông qua tương tác. Học viên thực hiện các hoạt động thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn,... để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp và sự tự tin.
- Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
Giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội phải gắn với thực tiễn, khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học viên về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học viên với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
Quy định về định hướng phương pháp phát triển phẩm chất và năng lực chung trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp phát triển phẩm chất và năng lực chung trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
...
1.2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
- Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất học viên được hình thành, phát triển nhờ tương tác, trải nghiệm trong các hoạt động học tập đa dạng ở trường và tham gia các hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học viên, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như quan sát, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ, ... và các câu hỏi hợp lí, giúp học viên tích cực, chủ động, biết cách học độc lập.
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học viên, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học viên trao đổi chia sẻ thông tin đã thu thập được hoặc nội dung bài học và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập chung; tạo điều kiện để học viên nhận xét, góp ý cho các sản phẩm học tập của học viên khác, nhóm khác.
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học viên, giáo viên thiết kế các tình huống có vấn đề để tạo điều kiện cho học viên tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề của bài học, giáo viên sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn, tạo điều kiện cho học viên vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống; các câu hỏi mở, bài tập có nhiều cách giải hoặc các nhiệm vụ học tập đòi hỏi sự sáng tạo; các câu hỏi, nhiệm vụ học tập phân hóa cho các nhóm đối tượng học viên.
Giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội phải hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung để góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học viên, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như quan sát, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ, ... và các câu hỏi hợp lí, giúp học viên tích cực, chủ động, biết cách học độc lập.
Quy định về định hướng phương pháp phát triển năng lực khoa học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp phát triển năng lực khoa học trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
...
1.3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học, giáo viên tạo cho học viên cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; tổ chức các hoạt động trong đó học viên được trình bày hiểu biết của mình, so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, giải thích một số mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và trong tự nhiên; hệ thống hóa kiến thức, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có.
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội để học viên được đề xuất những câu hỏi, phát hiện vấn đề cần tìm hiểu và tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Chú trọng cho học viên quan sát, đọc tài liệu, thực hiện điều tra, thực hành để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại các dữ liệu từ quan sát, thực hành; nhận xét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian.
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người, xã hội, giáo viên sử dụng những câu hỏi, bài tập đòi hỏi học viên phải vận dụng các kiến thức, kỹ năng,... đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tình huống mới gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức với học viên,...
Phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học để hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học, giáo viên tạo cho học viên cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.