Quy định về nhiệm vụ phát động phong trào thi đua trong Tòa án nhân dân như thế nào?
Nhiệm vụ phát động phong trào thi đua trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Theo Tiết b Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 427/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2022 quy định về nhiệm vụ phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua trong Tòa án nhân dân như sau:
Nhiệm vụ trọng tâm
...
b) Phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua trong năm; tích cực nghiên cứu cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì công lý”, các phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc, Tòa án nhân dân trong năm 2023. Nội dung phong trào thi đua phải bám sát và cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2023, các nhiệm vụ cải cách tư pháp, chú trọng mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án; đẩy mạnh tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp và phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết của Quốc hội, tiến tới xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam; đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm bằng nhiều hình thức phù hợp; chú trọng công tác phát triển án lệ, công bố công khai bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật... nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu công tác Tòa án năm 2023.
- Tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua, các giải pháp, sáng kiến trong công tác, xây dựng mô hình và gương điển hình tiên tiến để bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng trong Tòa án nhân dân và cộng đồng xã hội.
Vậy, nhiệm vụ phát động phong trào thi đua trong Tòa án nhân dân gồm
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua trong năm; tích cực nghiên cứu cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì công lý”, các phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
- Tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua, các giải pháp, sáng kiến trong công tác, xây dựng mô hình và gương điển hình tiên tiến để bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng trong Tòa án nhân dân và cộng đồng xã hội.
Nhiệm vụ phát động phong trào thi đua trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ xây dựng thể chế, pháp luật về công tác thi đua trong Tòa án nhân dân là gì?
Tại Tiết c Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 427/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2022 quy định về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân cụ thể như sau:
Nhiệm vụ trọng tâm
...
c) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân bảo đảm thống nhất, phù hợp với quy định mới của pháp luật về thi đua, khen thưởng và đặc thù hoạt động của Tòa án nhân dân. Các đơn vị, Tòa án nhân dân các cấp phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng của Trung ương và Tòa án nhân dân theo hướng xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu thi đua phải cụ thể, rõ ràng, gắn với nhiệm vụ và kết quả công tác chuyên môn, các hoạt động phong trào, hoạt động chính trị-xã hội của ngành, địa phương.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng theo hướng tinh gọn, ổn định, chuyên môn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phù hợp chuyên trách tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, nhất là ở Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân gồm việc
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân bảo đảm thống nhất, phù hợp
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng theo hướng tinh gọn, ổn định, chuyên môn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Nhiệm vụ về hoạt động của các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân là gì?
Căn cứ Tiết d Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 427/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2022 quy định về hoạt động của các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân như sau:
Nhiệm vụ trọng tâm
...
d) Hoạt động của các cụm thi đua
Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức cụm thi đua và phân bổ “Cờ thi đua” trong Tòa án nhân dân[1]. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua của các cụm thi đua; tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua giữa các cụm thi đua, các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng trong cụm thi đua; tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội-từ thiện, các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay...; đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào thi đua tại cụm thi đua.
Các cụm thi đua triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức cụm thi đua và phân bổ “Cờ thi đua” trong Tòa án nhân dân. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua của các cụm thi đua.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.