Pháp luật quy định việc xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đối với hài cốt mộ liệt sĩ tập thể ra sao?
Xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đối với hài cốt mộ liệt sĩ tập thể như thế nào?
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đối với hài cốt mộ liệt sĩ tập thể như sau:
- Đối với hài cốt mộ liệt sĩ tập thể
+ Khi tìm kiếm, quy tập mà không xác định được chính xác số lượng hài cốt liệt sĩ, danh tính và di vật của từng liệt sĩ, thì hài cốt liệt sĩ quy tập được an táng chung vào mộ tập thể (không chia tách riêng từng bộ hài cốt và ghi danh từng liệt sĩ nếu như không đủ căn cứ để kết luận);
+ Căn cứ danh sách liệt sĩ do đơn vị, địa phương, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu trên địa bàn cung cấp (nếu có) và hồ sơ quản lý, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị phối hợp với Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, thống nhất danh sách để ghi tên liệt sĩ trên bia mộ chung.
- Trường hợp có di vật mà chưa có cơ sở khẳng định thông tin của liệt sĩ thì đơn vị tìm kiếm, quy tập lập hồ sơ quy tập theo quy định, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc chỉ huy đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ để phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh, kết luận; nếu đủ cơ sở xác định là mộ liệt sĩ và mới cất bốc lần đầu thì thống nhất và bàn giao cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để an táng theo quy định. Trường hợp không xác minh, kết luận được thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ thì báo cáo Ban Chỉ đạo các cấp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Pháp luật quy định việc xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đối với hài cốt mộ liệt sĩ tập thể ra sao? (Hình từ Internet)
Lập hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về lập hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập như sau:
- Yêu cầu, trách nhiệm
Hài cốt liệt sĩ sau khi tìm kiếm, quy tập được phải lập hồ sơ quản lý; đại diện chính quyền địa phương nơi tìm kiếm, quy tập và người chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ký xác nhận.
- Hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được, gồm:
+ Phiếu cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ (mẫu số 01);
+ Sơ đồ, tọa độ khảo sát thông tin mộ liệt sĩ;
+ Sơ đồ vị trí mộ liệt sĩ;
+ Biên bản quy tập hài cốt liệt sĩ (mẫu số 02);
+ Ảnh chụp (ảnh màu) khi phát hiện hài cốt liệt sĩ và ảnh chụp hài cốt liệt sĩ, di vật khi cất bốc xong;
+ Thống kê hài cốt liệt sĩ, di vật liệt sĩ (mẫu số 03);
+ Các văn bản có liên quan (sơ đồ mộ chí, giấy báo tử...);
+ Mục lục hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Trường hợp hài cốt liệt sĩ quy tập ở nước ngoài thì các văn bản nêu trên phải được lập bằng 2 thứ tiếng (bản tiếng Việt và bản tiếng nước sở tại).
- Hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập tại khoản 2 Điều này được lập thành 02 bộ (do cơ quan, đơn vị trực tiếp bàn giao và cơ quan, đơn vị nhận bàn giao hài cốt liệt sĩ, mỗi cơ quan, đơn vị lưu giữ 01 bộ).
Nội dung bàn giao hài cốt liệt sĩ được quy định như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về nội dung bàn giao hài cốt liệt sĩ như sau:
- Biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 81 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo hồ sơ, danh sách liệt sĩ; hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
- Bàn giao hài cốt liệt sĩ và di vật của từng liệt sĩ (nếu có) theo quy định tại Điều 143 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.