Có phải đặt bảng thông báo bãi tập kết cát đối với doanh nghiệp khai thác cát lòng sông không?
Doanh nghiệp khai thác cát lòng sông có phải đặt bảng thông báo bãi tập kết cát không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông như sau:
Bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác hoặc kinh doanh cát, sỏi khi tập kết cát, sỏi lòng sông sau khai thác tại các bến, bãi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Khu vực bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi cảng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Trường hợp bến, bãi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê điều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều.
c) Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.
2. Trường hợp không sử dụng bến, bãi, tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải ký hợp đồng vận chuyển với tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp anh/chị phải lắp đặt bảng thông báo tại bãi tập kết cát để công khai thông tin với các nội địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.
Doanh nghiệp khai thác cát lòng sông có phải đặt bảng thông báo bãi tập kết cát không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khai thác cát lòng sông mà có hiện tượng sạt lỡ phải thông báo cho cơ quan nào?
Theo Điều 15 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông như sau:
Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này và các yêu cầu sau:
1. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ở lòng sông:
a) Ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ một khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông, đặc điểm địa hình, địa chất, mức độ ổn định của bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
b) Độ dốc đáy của tuyến khai thác tương đương độ dốc tự nhiên của đáy đoạn sông khai thác và đảm bảo không làm thay đổi đột ngột độ dốc của toàn tuyến sông; độ sâu khai thác phải phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông, bảo đảm không được hình thành các hố xoáy hoặc gia tăng nguy cơ gây mất ổn định bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
c) Trường hợp đoạn sông ở khu vực trung du, miền núi bị bồi, lắng theo mùa, căn cứ diễn biến của tình hình bồi, lắng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định yêu cầu cụ thể đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, bảo đảm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ sạt, lở bờ, bãi sông.
2. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi trên bãi sông:
a) Cao độ đáy khu vực khai thác không vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn tại khu vực khai thác, trừ trường hợp kết hợp với việc khơi thông dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ của đoạn sông;
b) Trường hợp đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành thì căn cứ tình hình thực thực tế, yêu cầu về phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định cụ thể về phạm vi, độ sâu khu vực khai thác.
3. Trường hợp đang khai thác mà có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai thác để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ, bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục khai thác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung vào khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác cát, sỏi trên sông theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp anh/chị khai thác cát lòng sông mà phát hiện hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai.
Những khu vực nào tạm thời cấm hoạt động khai thác cát?
Tại Điều 13 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông như sau:
- Việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Khoáng sản; các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông thủy nội địa, quy định của pháp luật khác liên quan và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
- Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông và thực trạng, diễn biến tình hình xói, lở, bờ, bãi sông, các khu vực sau đây được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
+ Khu vực đang bị sạt, lở;
+ Khu vực đã bị sạt, lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt, lở;
+ Khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt, lở;
+ Khu vực khác có tầm quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực có công trình quốc phòng an ninh, khu đô thị, khu dân cư, khu vực có công trình đê điều, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc, giám sát và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác mà việc khai thác cát, sỏi lòng sông có thể làm gia tăng nguy cơ mất ổn định bờ sông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Các khu vực dưới đây được khoanh định là khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
+ Khu vực liền kề với khu vực quy định tại khoản 2 Điều này mà việc khai thác cát, sỏi trên sông có thể làm gia tăng nguy cơ gây sạt, lở;
+ Khu vực khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định để bảo đảm yêu cầu phòng, chống sạt, lở bờ sông.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn, lấy ý kiến các cơ quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản; ý kiến của Ủy ban lưu vực sông liên quan (nếu có), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Việc rà soát, điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có sự thay đổi về các khu vực quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp cấp bách, có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, tính mạng, tài sản và an toàn của người dân thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, đồng thời khoanh định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vào danh mục khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông và thực trạng, diễn biến tình hình xói, lở, bờ, bãi sông, các khu vực sau đây được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
+ Khu vực đang bị sạt, lở; Khu vực đã bị sạt, lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt, lở; Khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt, lở; Khu vực khác có tầm quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực có công trình quốc phòng an ninh, khu đô thị, khu dân cư, khu vực có công trình đê điều, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc, giám sát và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác mà việc khai thác cát, sỏi lòng sông có thể làm gia tăng nguy cơ mất ổn định bờ sông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Các khu vực dưới đây được khoanh định là khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
+ Khu vực liền kề với khu vực quy định tại khoản 2 Điều này mà việc khai thác cát, sỏi trên sông có thể làm gia tăng nguy cơ gây sạt, lở; Khu vực khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định để bảo đảm yêu cầu phòng, chống sạt, lở bờ sông.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.