Quy định về thẩm định và thông báo thực hiện đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra sao?
Thẩm định và thông báo thực hiện đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định và thông báo thực hiện đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
1. Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung và quy trình áp dụng cho khoản vay trong nước và nước ngoài quy định tại Điều 15 Nghị định này. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định này và phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho đối tượng được bảo lãnh về hạn mức tối đa được phép phát hành có bảo lãnh Chính phủ để triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định này.
3. Trên cơ sở thông báo của Bộ Tài chính về hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức phát hành trái phiếu, đối tượng được bảo lãnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành, có nêu rõ thời gian dự kiến tổ chức phát hành, dự kiến khối lượng, kỳ hạn, hình thức phát hành;
b) Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính gửi văn bản thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu cho đối tượng được bảo lãnh tổ chức phát hành trái phiếu.
4. Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết và thanh toán trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung và quy trình áp dụng cho khoản vay trong nước và nước ngoài. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
- Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp bảo lãnh chính phủ và phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho đối tượng được bảo lãnh về hạn mức tối đa được phép phát hành có bảo lãnh Chính phủ để triển khai thực hiện.
- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết và thanh toán trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Quy định về thẩm định và thông báo thực hiện đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)
Cấp bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra sao?
Tại Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về cấp bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
1. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu sau khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
a) Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho toàn bộ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Hợp đồng thế chấp tài sản được điều chỉnh sau khi kết thúc toàn bộ các đợt phát hành phù hợp với giá trị trái phiếu được bảo lãnh;
b) Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp;
c) Mở tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ, thông báo số tài khoản của tài khoản dự án và toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản cho Bộ Tài chính;
d) Báo cáo Bộ Tài chính kết quả mỗi đợt phát hành trái phiếu để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế (cấp Thư bảo lãnh) trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành.
2. Thư bảo lãnh được cấp kể từ ngày đối tượng được bảo lãnh hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều này và trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bộ Tài chính nhận được báo cáo kết quả của mỗi đợt phát hành. Thư bảo lãnh cấp cho mỗi đợt phát hành được lập thành 05 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
3. Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nếu cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
- Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu sau khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục.
- Thư bảo lãnh được cấp kể từ ngày đối tượng được bảo lãnh hoàn thành các thủ tục và trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bộ Tài chính nhận được báo cáo kết quả của mỗi đợt phát hành. Thư bảo lãnh cấp cho mỗi đợt phát hành được lập thành 05 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
Ngân hàng phục vụ cho việc bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về ngân hàng phục vụ cho việc bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như sau:
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm lựa chọn ngân hàng phục vụ cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, đề xuất tại hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ hoặc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch) công bố bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia.
3. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng phục vụ trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
a) Thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán, theo dõi, giám sát tài khoản dự án, rút vốn và trả nợ khoản vay; giám sát tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi được Bộ Tài chính ủy quyền; và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của báo cáo xác nhận do ngân hàng phục vụ phát hành;
b) Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ rút vốn của đối tượng được bảo lãnh phù hợp với hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay đã ký; gửi đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính xác nhận về sự phù hợp trong vòng tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải ngân của đối tượng được bảo lãnh, trước khi đối tượng được bảo lãnh gửi hồ sơ rút vốn cho Bên cho vay;
c) Báo cáo Bộ Tài chính về nguyên nhân và giải pháp xử lý trong trường hợp hồ sơ, chứng từ rút vốn không phù hợp;
d) Khi thực hiện các giao dịch ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
đ) Giám sát số dư tài khoản dự án và báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về việc thực hiện cam kết của đối tượng được bảo lãnh hoặc báo cáo đột xuất khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết; thực hiện việc trích tài khoản dự án theo yêu cầu của Bộ Tài chính để trả nợ trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
e) Được đối tượng được bảo lãnh trả phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng phục vụ và theo thỏa thuận giữa hai bên.
4. Trình tự, thủ tục chấp thuận ngân hàng phục vụ:
a) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được bảo lãnh đăng ký ngân hàng phục vụ với Bộ Tài chính. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Văn bản đề nghị lựa chọn ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh (bản chính);
- Dự thảo Hợp đồng giữa đối tượng được bảo lãnh và Ngân hàng phục vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan (phù hợp với các quy định về trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh và ngân hàng phục vụ tại Nghị định này);
- Tài liệu chứng minh ngân hàng phục vụ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này (tài liệu được công bố chính thức hoặc bản sao có chứng thực).
b) Bộ Tài chính có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối (nêu rõ lý do) bằng văn bản đối với đề xuất ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này.
Trường hợp bị từ chối, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm lựa chọn ngân hàng phục vụ khác đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đề xuất Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận.
c) Trường hợp đối tượng được bảo lãnh không lựa chọn được ngân hàng phục vụ, Bộ Tài chính chỉ định ngân hàng phục vụ sau khi tham khảo ý kiến của đối tượng được bảo lãnh.
5. Trường hợp thay đổi ngân hàng phục vụ, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo lý do bằng văn bản cho Bộ Tài chính và thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này.
- Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm lựa chọn ngân hàng phục vụ cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, đề xuất tại hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ hoặc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ.
- Ngân hàng phục vụ là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế công bố bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.