Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được phép cho người khác mượn quần áo được cấp không?
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được cho người khác mượn quần áo được cấp không?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định về trang phục của trại viên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Những quy định trại viên phải nghiêm chỉnh chấp hành
...
4. Về trang phục
a) Quần, áo của trại viên khi sử dụng phải được cơ sở giáo dục bắt buộc đóng dấu “TRẠI VIÊN” ở phía trước quần, sau lưng áo;
b) Mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, đi giày hoặc dép khi: Tham gia các lớp học tập, lao động, học nghề; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể; ra, vào cổng, thăm gặp người thân hoặc tiếp xúc với người ngoài; các hoạt động khác của cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Giữ quần, áo sạch sẽ không cho mượn, không được tẩy xóa, sửa chữa, viết, vẽ, in, dán khác mẫu quần, áo được cấp.
Như vậy, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc không được cho người khác mượn quần áo được cấp theo quy định. Do đó, quản lý không cho phép hành vi mượn quần áo là đúng theo nộ quy trên.
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được phép cho người khác mượn quần áo được cấp không? (Hình từ Internet)
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được mượn đồ của người khác không?
Theo khoản 6 Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định về bảo vệ, giữ gìn tài sản như sau:
Những quy định trại viên phải nghiêm chỉnh chấp hành
...
6. Về bảo vệ, giữ gìn tài sản
a) Bảo vệ, giữ gìn tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc, của tập thể, của cá nhân và của người khác;
b) Khi hết thời hạn chấp hành quyết định ở cơ sở giáo dục bắt buộc, trại viên phải bàn giao lại cho cơ sở giáo dục bắt buộc những dụng cụ, tài sản được giao quản lý;
c) Nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc của người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại về tài sản thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc không được mua, bán, trao đổi, vay, mượn bất cứ thứ gì giữa trại viên với nhau.
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện xưng hô như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định về chấp hành lễ tiết, tác phong như sau:
Những quy định trại viên phải nghiêm chỉnh chấp hành
...
2. Về lễ tiết
a) Khi giao tiếp, trại viên phải dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt);
b) Gọi là “cán bộ” xưng “tôi” đối với cán bộ; gọi “quý khách” xưng “tôi” đối với khách đến thăm hoặc làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc; gọi “anh” hoặc “chị” xưng “tôi” đối với trại viên khác; ngoài cách xưng hô nêu trên, tùy theo lứa tuổi, trại viên xưng hô với nhau phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”;
d) Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trại viên phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và nói “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”, trường hợp đội (tổ) trại viên gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề…thì đội (tổ) trưởng trại viên hô tất cả trại viên đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt đội, tổ chào, báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải;
đ) Khi ra vào cổng, nếu đi theo đội (tổ) thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái; Đội (tổ) trưởng trại viên báo cáo rõ tên đội (tổ), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Như vậy, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải xưng hô với người khác theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.