Trong lĩnh vực người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực người có công?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực bảo trợ xã hội?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực trẻ em?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực người có công?
Tại khoản 10 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực người có công như sau:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn.
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Thành phố.
Trong lĩnh vực người có công thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
- Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
- Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Thành phố.
Trong lĩnh vực người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực bảo trợ xã hội?
Tại khoản 11 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội như sau:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp (nếu có) và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.
c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình.
d) Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp (nếu có) và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.
Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình.
Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực trẻ em?
Tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực trẻ em như sau:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án thuộc thẩm quyền về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em.
b) Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em tại địa phương theo thẩm quyền; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.
Trong lĩnh vực trẻ em thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn về hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án thuộc thẩm quyền về: bảo vệ trẻ em. Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương;
Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.