Quy định về đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc điều hành xuất khẩu là gì?
- Đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo trong việc điều hành xuất khẩu ra sao?
- Giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?
Đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc điều hành xuất khẩu như sau:
1. Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu khác quy định trên.
Quy định về đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc điều hành xuất khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Phát triển thị trường xuất khẩu gạo trong việc điều hành xuất khẩu ra sao?
Tại Điều 18 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về phát triển thị trường xuất khẩu gạo trong việc điều hành xuất khẩu như sau:
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan đàm phán mở cửa thị trường gạo, tháo gỡ khó khăn, rào cản của các thị trường; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin thị trường, thực hiện các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo, thiết lập, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đàm phán, ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài ở cấp bộ. Trường hợp quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài yêu cầu ký ở cấp Chính phủ hoặc doanh nghiệp, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo dõi, đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, kiểm dịch thực vật của các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng đối với thóc, gạo nhập khẩu; đàm phán, ký kết các hiệp định về kiểm dịch thực vật, quy định kỹ thuật về chất lượng thóc, gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài.
4. Bộ Tài chính bố trí kinh phí hàng năm cho việc triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Phát triển thị trường xuất khẩu gạo trong việc điều hành xuất khẩu được thực hiện theo quy định trên.
Giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?
Tại Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trong việc điều hành xuất khẩu như sau:
1. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (sau đây viết tắt là hợp đồng tập trung) là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo Bản ghi nhớ, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Công Thương tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan và chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
a) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung;
b) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất;
c) Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.
3. Trường hợp từ 02 thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên.
4. Trách nhiệm của thương nhân đầu mối trong giao dịch, đàm phán hoặc dự thầu và ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
a) Chủ động theo dõi tình hình thị trường, kịp thời nắm thông tin nhu cầu giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu gạo hoặc tổ chức các đợt đấu thầu nhập khẩu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
b) Trên cơ sở cân đối cung cầu và khả năng, thương nhân chủ động xây dựng phương án giao dịch, dự thầu, tự quyết định mức giá chào đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và tự chịu trách nhiệm về hợp đồng ký kết;
c) Báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về khả năng giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu, khả năng cân đối nguồn hàng và các vấn đề khác có liên quan để bảo đảm thực hiện hợp đồng; kết quả giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc kết quả dự thầu và phương án tổ chức thực hiện hợp đồng;
d) Bảo đảm việc thực hiện hợp đồng tập trung đã ký kết; thực hiện chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu được trả lại hoặc không thực hiện hoặc không có thương nhân nào nhận ủy thác xuất khẩu.
5. Thương nhân đầu mối ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng. Trường hợp thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Công Thương quy định việc phân bổ 20% lượng gạo trong hợp đồng cho các thương nhân đầu mối.
Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 6 Điều này và quy định do Bộ Công Thương ban hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ số lượng gạo 80% còn lại của hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác để thực hiện ủy thác xuất khẩu.
6. Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 tháng trước đó của thương nhân;
b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung được giao;
c) Kết quả xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân;
d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân theo các tiêu chí quy định tại khoản 6 Điều này; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.
Sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu, thương nhân được phân bổ chỉ tiêu và thương nhân đầu mối phải ký hợp đồng về việc thực hiện hợp đồng tập trung, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Các tranh chấp hợp đồng phát sinh giữa các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.
8. Thương nhân không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung theo quy định tại Điều này trong các trường hợp sau:
a) Dự thầu, giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Giả mạo chứng từ hoặc có gian lận khác để được chỉ định đầu mối hợp đồng tập trung, phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung hoặc để được chấp thuận trả lại chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp bất khả kháng và không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Thời hạn áp dụng biện pháp không phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung quy định tại khoản này là 06 tháng.
Trường hợp thương nhân vi phạm nhiều điểm quy định tại khoản này hoặc đang trong thời gian bị áp dụng mà tái phạm thì thời hạn bị áp dụng biện pháp quy định tại khoản này được xác định bằng tổng thời hạn bị áp dụng đối với từng trường hợp vi phạm bị xử lý.
9. Trường hợp các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài tổ chức đấu thầu rộng rãi, mở cho các thương nhân không phải thương nhân đầu mối hợp đồng tập trung được tham gia, trên cơ sở thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài, Bộ Công Thương thông báo để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được biết và giao dịch dự thầu, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
10. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chí chỉ định thương nhân đầu mối, việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
Giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trong việc điều hành xuất khẩu thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.