Vị trí và chức năng trong vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có vị trí và chức năng trong vụ hợp tác quốc tế như thế nào?
Tại Điều 1 Quyết định 2879/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định vị trí và chức năng trong vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
Vụ Hợp tác quốc tế là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác đối ngoại và các hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ.
Như vậy, Vụ Hợp tác quốc tế là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác đối ngoại và các hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ.
Vị trí và chức năng trong vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn trong vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Tại Điều 2 Quyết định 2879/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định nhiệm vụ và quyền hạn trong vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng:
a) Chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách về hội nhập và hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; Kế hoạch đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) hàng năm của Bộ;
b) Chủ trương, kế hoạch vận động hợp tác, hỗ trợ của đối tác quốc tế cho các chương trình, dự án và phi dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài; mở rộng quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác;
c) Đề xuất đàm phán, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, rút bảo lưu và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế; đề xuất đàm phán, ký kết, phê duyệt và chấm dứt thoả thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
d) Đề xuất gia nhập các tổ chức quốc tế, tham gia các diễn đàn quốc tế thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ và theo phân công của Chính phủ;
đ) Đề án tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào cấp Bộ trưởng và các đoàn cấp Thứ trưởng do Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị chủ trì thực hiện theo Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ và phân công của Lãnh đạo Bộ;
e) Cho phép các đơn vị trực thuộc Bộ, các cơ quan tổ chức nước ngoài do cơ quan Trung ương cấp giấy phép hoạt động, các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ quản lý được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
g) Việc trao đổi, tiếp nhận chuyên gia nước ngoài đến công tác, làm việc tại Bộ;
h) Hồ sơ đề nghị Bộ khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài; tiếp nhận và thẩm định các hình thức khen thưởng của đối tác nước ngoài cho các tập thể, cá nhân trực thuộc Bộ;
i) Quy chế, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập và hợp tác quốc tế;
k) Kế hoạch kinh phí cho nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
2. Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách về hội nhập và hợp tác quốc tế được phê duyệt.
3. Vận động hỗ trợ, hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ thông qua hoạt động tư vấn, điều phối, đối thoại chính sách, phổ biến và chia sẻ thông tin của đối tác quốc tế và cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
4. Thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
5. Tổ chức đàm phán, ký kết với các đối tác quốc tế văn bản thoả thuận, chương trình, dự án, phi dự án hợp tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và theo phân công của Bộ trưởng; thẩm định, góp ý xây dựng dự thảo điều ước và thỏa thuận quốc tế, văn bản, tài liệu hợp tác quốc tế của các đơn vị trực thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và theo phân công của Chính phủ; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ mà Bộ được ủy quyền ký kết, các thỏa thuận quốc tế Bộ đã ký với các đối tác quốc tế.
6. Đầu mối của Bộ về hội nhập và hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ trưởng; đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức nước ngoài hoạt động trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; đầu mối giúp Bộ trưởng điều phối các hoạt động hợp tác với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện nhiệm vụ thường trực Văn phòng Tổ chức Quan chức cao cấp ASEAN về Môi trường tại Việt Nam (Văn phòng ASOEN) và các cơ chế điều phối với các đối tác quốc tế khác theo phân công của Bộ trưởng.
7. Chủ trì thực hiện kế hoạch đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) hàng năm được phê duyệt hoặc điều chỉnh; Tổ chức các đoàn ra do Lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn theo Đề án đoàn ra được phê duyệt và theo phân công của Bộ trưởng; thủ tục đón tiếp các đoàn cấp Lãnh đạo Bộ và các thủ tục tiếp khách quốc tế thăm và làm việc với Lãnh đạo Bộ; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện công tác lễ tân, thủ tục xuất nhập cảnh cho các đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật; thẩm định Đề án tổ chức đoàn ra, cho ý kiến đối với đề xuất, kế hoạch đón đoàn vào và tiếp khách quốc tế theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc Bộ trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.
8. Phát ngôn chính thức của Bộ, cung cấp thông tin về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường thông qua các văn bản trao đổi, diễn đàn, gặp gỡ và tiếp xúc với các tổ chức và khách quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài theo ủy quyền của Bộ trưởng; phối hợp cung cấp thông tin cho Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
9. Tổ chức tổng hợp, cập nhật các thông tin quốc tế về tài nguyên và môi trường để báo cáo lãnh đạo Bộ và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong, ngoài Bộ và địa phương trong phạm vi chức năng được giao.
10. Thực hiện thẩm định và xác nhận thủ tục xuất nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Bộ.
11. Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị thẩm định, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng của Bộ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài; tham mưu việc tiếp nhận và thẩm định các hình thức khen thưởng của đối tác nước ngoài cho các tập thể, cá nhân trực thuộc Bộ; chủ trì tổ chức và hướng dẫn các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện việc trao các danh hiệu khen thưởng cho đối tác nước ngoài.
12. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về hội nhập và hợp tác quốc tế đối với các đơn vị trực thuộc Bộ theo phân công và tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế của các đơn vị theo phân công của Bộ.
13. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá; sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế.
14. Thực hiện công tác thông tin đối ngoại, nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án theo phân công của Bộ trưởng; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ về hội nhập và hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
15. Quản lý công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
16. Xây dựng, quản lý và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về hội nhập và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc trong vụ hợp tác quốc tế như thế nào?
Tại Điều 3 Quyết định 2879/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc trong vụ hợp tác quốc tế như sau:
1. Vụ Hợp tác quốc tế có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Vụ; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công của Bộ trưởng.
3. Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.