Quy định về trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã như thế nào?
Trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 73/2009/NĐ-CP trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã được quy định như sau:
1. Trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của Công an xã được quy định như sau:
Quần, áo thu đông và áo ấm được trang bị cho các địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên; các địa phương còn lại được trang bị quần, áo xuân hè.
2. Màu trang phục:
- Quần, áo, mũ, bít tất màu cỏ úa;
- Dây lưng nhỏ màu nâu, khóa màu vàng;
- Giầy da màu đen.
3. Kiểu trang phục
a) Áo thu đông:
- Áo mặc trong may kiểu sơ mi dài tay, cổ đứng (có thắt ca ra vát);
- Áo mặc ngoài may kiểu veston dài tay, thân áo trước có 4 túi may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái của áo có gắn phù hiệu Công an xã.
b) Áo xuân hè may kiểu bludong dài tay, cổ đứng; thân áo trước có 2 túi ngực may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái áo có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn cao 90 mm, rộng 70 mm, nền màu xanh lục, đường viền xung quanh phù hiệu màu vàng, trên nền phù hiệu có hàng chữ Công an xã);
c) Quần may theo kiểu quần âu;
d) Mũ mềm, phía trên có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn, trên nền biểu tượng ở giữa có hình thanh kiếm và ngôi sao năm cánh màu vàng, dưới biểu tượng là hình nửa bánh xe và có hình cuốn thư màu vàng, trên nền cuốn thư có chữ “Công an xã” màu đỏ).
4. Trang phục, phù hiệu và Giấy chứng nhận của Công an xã phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định và chỉ được sử dụng khi thi hành công vụ.
Nghiêm cấm việc cho mượn, cho thuê, mua, bán trái phép trang phục, phù hiệu Công an xã.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã; quy định việc cấp, đổi, thu hồi và xử lý vi phạm đối với trường hợp làm mất Giấy chứng nhận Công an xã.
Trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của Công an xã được quy định như trên.
Chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên như sau:
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
3. Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ Điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng.
Phụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.
5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có Điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.
6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
7. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:
a) Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
b) Sau khi Điều trị, được Ủy ban nhân dân xã giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp Luật.
Trường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể;
c) Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp Luật đối với người tàn tật;
d) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian Điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chế chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu.
8. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp Luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
9. Kinh phí chi trả các chế độ bị tai nạn do ngân sách địa phương chi trả. Đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Trên đây là chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Việc bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an xã được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 73/2009/NĐ-CP việc bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an xã được quy định như sau:
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các Điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.
3. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện như sau:
a) Nhiệm vụ chi của Bộ Công an:
- Bảo đảm công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Sản xuất, mua sắm, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã;
- Chi tổng kết, khen thưởng trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
b) Nhiệm vụ chi của địa phương:
- Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thực hiện các chế độ, chính sách: bồi dưỡng, trợ cấp, ốm đau, thai sản, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần;
- Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các đợt đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp Giấy chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an;
- Chi sơ kết, tổng kết và khen thưởng đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do địa phương tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của địa phương.
Đối với một số nhiệm vụ chi nếu đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, ngân sách nhà nước không thực hiện nhiệm vụ chi này;
c) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện Pháp lệnh Công an xã và Nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Việc bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an xã được quy định như trên.
Trân trọng!
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Mạc Duy Văn
Chia sẻ trên Facebook