Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 có những giải pháp nào?
Giải pháp thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025?
Tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 quy định Giải pháp thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, như sau:
6. Giải pháp thực hiện Chương trình
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM.
- Tập trung nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang...).
- Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa quốc gia, vùng miền, địa phương.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
- Rà soát, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025.
- Rà soát, ban hành nội dung, mức hỗ trợ Chương trình OCOP theo từng hạng sao; ưu tiên hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, hướng dẫn, xây dựng hồ sơ sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện của địa phương; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đào tạo nghề cho lao động và nâng cao năng lực cộng đồng; sở hữu trí tuệ; bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm; hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại; thương mại điện tử, thực tế ảo; khen thưởng sản phẩm OCOP; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng; tổ chức đánh giá, phân hạng và giám sát sản phẩm OCOP.
- Rà soát, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế hỗ trợ các điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, ưu tiên xã hội hóa.
- Khuyến khích phát triển các Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp vùng, địa phương theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, hạ tầng theo quy định.
- Thử nghiệm, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, giám sát thực hiện Chương trình OCOP theo hình thức xã hội hóa (thử nghiệm, giám định, chứng nhận bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định); xây dựng và tổ chức cơ chế quản lý hệ thống tư vấn Chương trình OCOP phù hợp và hiệu quả.
c) Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực
- Tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo tổ chức bộ máy của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ trung ương đến địa phương.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho các bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thành niên, đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.
d) Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ đề ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm.
đ) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao.
- Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.
- Rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.
- Thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
e) Huy động nguồn lực
- Ưu tiên huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ của chủ thể OCOP.
- Lồng ghép hiệu quả các chương trình/đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và chương trình, dự án khoa học công nghệ và các cơ chế, chính sách khác có liên quan.
- Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương.
- Lồng ghép hiệu quả nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến nông, khuyến công và các chương trình, dự án khác có liên quan.
g) Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP
- Nâng cao vai trò của các hội/hiệp hội trong triển khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng.
- Đẩy mạnh giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu; duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia và có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp của cộng đồng vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.
h) Tăng cường hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực về chuyển đổi số, thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sản phẩm OCOP, phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu, gắn với bảo tồn, phát triển bao trùm và bền vững (rừng, môi trường, cảnh quan...); nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước.
- Tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP tới các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện của các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Tham gia, tổ chức các sự kiện, diễn đàn khu vực, quốc tế về OCOP thường niên, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch Việt Nam.
i) Nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên
- Nghiên cứu xây dựng, vận hành dự án không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP quốc gia.
- Dự án xây dựng hệ thống giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP.
- Dự án quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam. Ưu tiên hình thành các Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm du lịch lớn và các sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên cấp vùng, liên vùng.
- Dự án xây dựng các Trung tâm Thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp vùng và địa phương; thí điểm 4 Trung tâm tại tỉnh/thành phố (Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế và Kiên Giang) theo hình thức xã hội hóa.
- Đề án thí điểm các mô hình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.
- Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Đề án thí điểm phát triển OCOP xanh gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.
(Có Danh mục các đề án/dự án ưu tiên thuộc Chương trình OCOP tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Như vậy, các giải pháp thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 gồm có:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
- Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực
- Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 có những giải pháp nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 là tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trách nhiệm của Bộ Công thương trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 2 Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Công thương trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định về điểm bán hàng OCOP phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường; lồng ghép, ưu tiên hỗ trợ các chủ thể OCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn khuyến công; thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác xúc tiến thương mại sản phẩm trong Chương trình OCOP và kế hoạch xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.