Quy định về việc xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị địa phương quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 21 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Hồ Chí Minh như sau:
Xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiến hành xác minh, điều tra làm rõ các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có biện pháp xử lý, kịp thời thông báo cho cơ quan, đơn vị, địa phương xác định bí mật nhà nước và Công an Thành phố biết để có biện pháp khắc phục, xác minh, điều tra làm rõ.
Việc xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Hồ Chí Minh như sau: Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiến hành xác minh, điều tra làm rõ các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bí mật nhà nước trên địa bàn. Khi phát hiện vi phạm về bảo vệ bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý, kịp thời thông báo cho cơ quan, đơn vị, địa phương xác định bí mật nhà nước và Công an Thành phố biết để có biện pháp khắc phục, xác minh, điều tra làm rõ.
Quy định về việc xác minh, điều tra, xử lý các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị địa phương quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Điều 22 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý bí mật nhà nước, theo đó:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý bí mật nhà nước
1. Phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật, quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý; có trách nhiệm bố trí địa điểm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.
3. Chỉ đạo xử lý và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất, hư hỏng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả các vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước.
4. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
5. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.
6. Phối hợp cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý; có trách nhiệm bố trí địa điểm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.
+ Chỉ đạo xử lý và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất, hư hỏng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả các vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
+ Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định. Phối hợp cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc.
Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 23 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, địa phương về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
d) Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Người tiếp cận bí mật nhà nước tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, địa phương về bảo vệ bí mật nhà nước; Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước; Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích; Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước thực hiện trách nhiệm quy định; Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý; Khi phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục; Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.