Nhiệm vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào?

Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có những nhiệm vụ nào? Phẩm chất đạo đức của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có yêu cầu như thế nào? Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Thợ máy trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan là gì?

Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có những nhiệm vụ nào?

Tại khoản 2 Điều 7 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có những nhiệm vụ sau:

Máy hai chịu trách nhiệm trước máy trưởng về tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị trên tàu, là người thay thế máy trưởng có các nhiệm vụ sau:

- Bảo đảm tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị sau:

+ Máy chính, máy phụ và các trang thiết bị trong buồng máy, buồng séc tơ lái;

+ Các thiết bị tự động hoá, các dụng cụ và thiết bị dùng để kiểm tra, đo, thử, cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho các máy móc, thiết bị do mình phụ trách;

+ Bảo đảm khai thác kỹ thuật các thiết bị làm lạnh, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống thông gió phục vụ cho sinh hoạt của tàu.

- Trường hợp xét thấy lệnh của người chỉ huy trực tiếp sẽ gây ra sự cố mất an toàn cho hệ động lực thì phải khẩn trương báo cáo ngay cho người phụ trách ca làm việc, máy trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.

- Trực tiếp quản lý vật tư, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu và dụng cụ đồ nghề, tổ chức bảo quản, bảo dưỡng theo quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ của thợ điện nếu trên tàu không có thợ điện.

máy hai trên tàu

Nhiệm vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phẩm chất đạo đức của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có yêu cầu như thế nào?

Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 phẩm chất đạo đức của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có yêu cầu như sau:

- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;

- Nắm chắc chế độ bảo quản, bảo dưỡng, nguyên tắc sử dụng các loại máy móc trang thiết bị thuộc ngành, có kinh nghiệm tổ chức quản lý ngành, huấn luyện chuyên môn cho thợ máy.

Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào?

Tại điểm b khoản 3 Điều 7 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như sau:

- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy trở lên; có bằng máy hai theo hạng;

- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo hạng;

- Kinh nghiệm công tác: 02 năm vận hành máy tàu, điện tàu;

- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;

- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.

Nhiệm vụ của Thợ máy trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan là gì?

Tại khoản 2 Điều 8 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 nhiệm vụ của Thợ máy trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan như sau:

- Đảm bảo vận hành máy tàu khi tàu hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trên biển.

- Thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thường xuyên các máy móc thiết bị, vệ sinh buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư theo phân công của người phụ trách ca và máy trưởng theo các quy định của Ngành.

- Sử dụng máy móc, thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống khói, lọc nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo phân công của máy trưởng và quy định.

- Tham gia trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm. Áp giải phương tiện vi phạm về cảng đích.

- Trực canh, trực ca đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, chìm đắm khi tàu neo đậu.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào