Phạm tội gì khi vận chuyển trái phép lô Iphone trị giá 10 tỷ đồng từ nước ngoài về Việt Nam?
Vận chuyển trái phép lô Iphone trị giá 10 tỷ đồng từ nước ngoài về Việt Nam phạm tội gì?
Căn cứ Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới như sau:
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Theo đó, người này có hành vi vận chuyển lô Iphone mà không có giấy phép từ nước ngoài về Việt Nam với trị giá 10 tỷ đồng có dấu hiệu cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Với trị giá lô hàng phát hiện là 10 tỷ thì người này bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vận chuyển trái phép lô Iphone trị giá 10 tỷ đồng từ nước ngoài về Việt Nam phạm tội gì? (Hình từ Internet)
Vận chuyển trái phép lô Iphone từ nước ngoài về Việt Nam bị xử phạt hành hính như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kiểm soát hải quan như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vái một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
c) Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, không đúng cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2; khoản 3; khoản 4; các điểm a, d khoản 5; khoản 6 Điều này; trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a khoản 5; khoản 6 Điều này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
e) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Theo đó, tùy vào giá trị của tang vật vi phạm mà mà sẽ có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức và đối với cá nhận sẽ có mức phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Và không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả uộc tiêu hủy nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền tạm giữ người, áp giải người có hành vi vận chuyển trái phép Iphone qua biên giới không?
Tại Điều 90 Luật Hải quan 2014 quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
1. Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Theo đó, trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép Iphone qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan có thẩm quyền tạm giữ người, áp giải người vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.