Các cơ quan phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất phạm nhân như thế nào?

Sự phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất phạm nhân giữa các cơ quan được quy định như thế nào? Các cơ quan phối hợp thực hiện quản lý phạm nhân được trích xuất và trao đổi thông tin trong thời gian trích xuất được thực hiện như thế nào? Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất như thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ!

Sự phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất phạm nhân giữa các cơ quan được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất như sau:

1. Sau khi nhận được lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang giấy giới thiệu, giấy chứng nhận Điều tra viên hoặc chứng minh Công an nhân dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân kèm theo lệnh trích xuất đến nơi phạm nhân được trích xuất đang chấp hành án để nhận và áp giải phạm nhân về cơ sở giam giữ theo lệnh trích xuất; trường hợp lệnh trích xuất gửi qua đường cơ yếu thì lệnh đó phải có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan nhận văn bản qua đường cơ yếu hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi giao phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản giao, nhận phạm nhân được trích xuất, ghi sổ theo dõi trích xuất và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho cơ quan có thẩm quyền nhận, áp giải, quản lý phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.
3. Trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì cơ quan giao phạm nhân được trích xuất bàn giao phạm nhân cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất theo quy định tại khoản 5 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.
4. Trường hợp trích xuất phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng tại nơi chấp hành án thì khi tiến hành giao, nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải tổ chức khám sức khỏe cho con của phạm nhân và bàn giao con của phạm nhân kèm theo giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Thi hành án hình sự cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để bố trí ở cùng mẹ và thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân và con của phạm nhân trong thời gian trích xuất theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp thời hạn gia hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian gia hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì sau khi nhận được lệnh gia hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang theo lệnh gia hạn trích xuất và các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất để nhận hồ sơ phạm nhân và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất.
6. Trường hợp phạm nhân được trích xuất đang trong thời gian được Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc khi đã có quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì ngay sau khi bàn giao phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao lệnh trích xuất cho Tòa án có thẩm quyền đang xem xét hoặc đã ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đó biết.
7. Trường hợp không thực hiện được việc giao, nhận phạm nhân có tên trong lệnh trích xuất vì một trong các lý do: phạm nhân bị bệnh nặng đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh; đã chết; đã được tạm đình chỉ chấp hành án; đã trốn khỏi cơ sở giam giữ; đã điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác hoặc đã được trả tự do theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu trích xuất, cơ quan ra lệnh trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở chữa bệnh xác nhận phạm nhân đã điều trị sức khỏe ổn định; phạm nhân trốn trại bị bắt lại hoặc ra đầu thú, cơ quan có thẩm quyền giao phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nhận phạm nhân được trích xuất để thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất xem xét, quyết định việc tiếp tục yêu cầu trích xuất hoặc tiến hành các thủ tục tố tụng liên quan đến phạm nhân được trích xuất theo thẩm quyền.

Theo đó, sau khi nhận được lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang giấy giới thiệu, giấy chứng nhận Điều tra viên hoặc chứng minh Công an nhân dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân kèm theo lệnh trích xuất đến nơi phạm nhân được trích xuất đang chấp hành án để nhận và áp giải phạm nhân về cơ sở giam giữ theo lệnh trích xuất; trường hợp lệnh trích xuất gửi qua đường cơ yếu thì lệnh đó phải có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan nhận văn bản qua đường cơ yếu hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

Các cơ quan phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất phạm nhân như thế nào?

Các cơ quan phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất phạm nhân như thế nào? (Hình từ Internet)

Các cơ quan phối hợp thực hiện quản lý phạm nhân được trích xuất và trao đổi thông tin trong thời gian trích xuất được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện quản lý phạm nhân được trích xuất và trao đổi thông tin trong thời gian trích xuất như sau:

1. Trường hợp phạm nhân được trích xuất là bị can, bị cáo trong vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm thực hiện chế độ quản lý giam giữ, chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian trích xuất.
2. Trường hợp phạm nhân được trích xuất không phải là bị can, bị cáo trong vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất bố trí giam giữ và thực hiện chế độ đối với phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời sau khi hoàn thành việc xếp loại chấp hành án phạt tù phải gửi ngay kết quả xếp loại hoặc bản nhận xét kết quả chấp hành nội quy cơ sở giam giữ của phạm nhân được trích xuất cho cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân để xem xét, lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất nếu họ đủ điều kiện.
3. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi hết thời hạn trích xuất, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch này, cơ sở giam giữ đang quản lý giam giữ phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngày hết thời hạn trích xuất cho cơ quan đã đề nghị trích xuất để làm thủ tục gia hạn trích xuất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để xét xử về tội khác mà bản án mới bị xét xử chưa có hiệu lực pháp luật thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiếp tục giam giữ đến khi có quyết định thi hành án mới của Tòa án. Trong thời gian chờ quyết định thi hành án mới của Tòa án mà thời hạn trích xuất đã hết thì làm thủ tục đề nghị gia hạn trích xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất, cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất chưa nhận được phạm nhân trích xuất trả lại để tiếp tục thi hành án theo quy định tại khoản 8 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự và không nhận được lệnh gia hạn trích xuất hoặc thông báo của cơ quan đã nhận phạm nhân được trích xuất về lý do phạm nhân được trích xuất chưa trả lại để tiếp tục thi hành án thì cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan đã nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan đã ra lệnh trích xuất trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.
6. Trường hợp trong thời gian trích xuất, phạm nhân được trích xuất trốn khỏi nơi giam hoặc chết thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để phối hợp tiến hành các thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan đã ra lệnh trích xuất, nơi giao phạm nhân trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Như vậy, trường hợp phạm nhân được trích xuất là bị can, bị cáo trong vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm thực hiện chế độ quản lý giam giữ, chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian trích xuất.

Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất như thế nào?

Tại Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất như sau:

1. Cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm thông báo ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự và gửi thông báo cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
2. Trường hợp đến ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù của bản án đang chấp hành mà phạm nhân đó vẫn đang là bị can, bị cáo trong vụ án khác thì chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất thông báo bằng văn bản cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để xem xét, giải quyết việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với phạm nhân đó.
3. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù theo bản án mà phạm nhân được trích xuất đang chấp hành, việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất và đang quản lý hồ sơ phạm nhân có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho phạm nhân được trích xuất và phối hợp cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiến hành trả tự do cho người đó theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự nếu người đó không bị tạm giam về tội phạm khác theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền;
b) Cơ quan nhận phạm nhân trích xuất có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, trả tự do cho phạm nhân được trích xuất mà thời gian trích xuất hoặc thời gian gia hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất hoặc thời gian gia hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự.
4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù nhưng đang là bị can, bị cáo trong vụ án khác và cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định tạm giam người đó thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiếp tục tạm giam người đó tại cơ sở giam giữ. Sau khi Tòa án xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật, có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án thì thực hiện thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt tù theo quy định tại Điều 23 của Luật Thi hành án hình sự.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người được trích xuất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù phải gửi giấy chứng nhận đó và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan theo quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự, cơ quan đã ra lệnh trích xuất, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào