Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh có mục đích và yêu cầu gì?
- Mục đích và yêu cầu của việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
- Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì như thế nào?
Mục đích và yêu cầu của việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 1 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về mục đích của việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh như sau:
Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng điểm. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi tạm cư kiên cố, chắc chắn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai. Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh.
Tại Điều 2 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về yêu cầu của việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh như sau:
1. Huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị; tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “ba sẵn sàng” (Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).
2. Nhân dân Thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, tình hình dịch bệnh (nếu có), nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Trên đây là mục đích và yêu cầu của việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh.
Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh có mục đích và yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 3 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Bão, áp thấp nhiệt đới.
2. Mưa lớn, lũ (xả lũ), ngập lụt và nước dâng.
3. Gió mạnh trên biển.
4. Sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất.
5. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
6. Lốc, sét, mưa đá và sương mù.
7. Động đất, sóng thần.
8. Cháy rừng do tự nhiên.
Tại Điều 4 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra đối với các loại thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng đến Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với bão: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 5.
2. Đối với áp thấp nhiệt đới: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
3. Đối với mưa lớn: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
4. Đối với lũ (xả lũ), ngập lụt: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
5. Đối với nước dâng: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
6. Đối với gió mạnh trên biển: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
7. Sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
8. Đối với nắng nóng: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
9. Đối với hạn hán: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 2.
10. Đối với xâm nhập mặn: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
11. Cháy rừng do tự nhiên: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 5.
12. Đối với lốc, sét, mưa đá: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
13. Đối với sương mù: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
14. Đối với động đất: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 5.
15. Đối với sóng thần: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 5.
Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì như thế nào?
Tại Điều 5 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, Thanh niên xung phong, Kiểm ngư, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe chuyên dụng, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
2. Đối với bão ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, Thanh niên xung phong, Kiểm ngư, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe lội nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
3. Đối với bão ở cấp độ rủi ro là cấp độ 5
Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, chỉ huy và huy động tổng lực các lực lượng của Thành phố để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.