Việc cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- 1. Quy định về cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
- 2. Quy định về việc đảm bảo an ninh, an toàn kho tiền tiêu hủy, khu vực giao nhận, kiểm đếm tiền và cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước là gì?
- 3. Xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện ra sao?
1. Quy định về cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Căn cứ chứng từ xuất kho tiền tiêu hủy, Tổ trưởng Tổ 3 nhận tiền từ Tổ 1 và Tổ 2 theo phương thức giao nhận bó (túi) nguyên niêm phong theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
2. Thực hiện cắt hủy số tiền đã nhận bằng hệ thống máy cắt hủy chuyên dùng để hủy tiền thành phế liệu; thu hồi và bảo quản phế liệu đúng nơi quy định.
3. Trong giờ nghỉ giải lao và giờ nghỉ buổi trưa số tiền chưa cắt hủy được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt. Cửa phòng cắt hủy tiền phải được khóa, niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng Tổ 3 và công chức giám sát của Hội đồng giám sát.
4. Cuối mỗi ngày làm việc, Tổ trưởng Tổ 3 lập Biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn, có ký xác nhận của Tổ trưởng Tổ giám sát cắt hủy tiền; số tiền chưa cắt hủy hết trong ngày (nếu có) được Tổ trưởng Tổ 3 tổ chức đóng bao (thùng), dán niêm phong hoặc xếp vào xe lưới có khóa, dán niêm phong có xác nhận của Tổ trưởng Tổ giám sát cắt hủy tiền để gửi vào kho tiền tiêu hủy.
5. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại bằng máy hủy tiền chuyên dùng.
2. Quy định về việc đảm bảo an ninh, an toàn kho tiền tiêu hủy, khu vực giao nhận, kiểm đếm tiền và cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước là gì?
Tại Điều 18 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về việc đảm bảo an ninh, an toàn kho tiền tiêu hủy, khu vực giao nhận, kiểm đếm tiền và cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước như sau:
1. Nơi giao nhận, kiểm đếm và cắt hủy tiền phải riêng biệt, có cửa và khóa chắc chắn; trong giờ giải lao, giờ nghỉ trưa công chức, người lao động không được ở lại nơi làm việc, Tổ trưởng là người ra sau cùng khóa và niêm phong cửa, niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng và công chức giám sát. Trong giờ làm việc, nhân viên tiêu hủy tiền vào, ra các khu vực này phải ký xác nhận vào số theo dõi.
2. Nhân viên tiêu hủy tiền thuộc Tổ 1, Tổ 2, Tổ 3 chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tài sản trong phạm vi được giao.
3. Khi vào làm việc trong kho tiền tiêu hủy, nơi giao nhận, kiểm đếm và cắt hủy tiền, công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền và những người có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền phải đeo thẻ, mặc trang phục do Hội đồng tiêu hủy và Hội đồng giám sát trang cấp theo quy định; không được mang thiết bị liên lạc, ghi hình, cặp, túi xách, tiền mặt, chất dễ cháy, nổ trái quy định vào nơi làm việc.
Đối với những trường hợp không có nhiệm vụ thực hiện công tác tiêu hủy tiền, khi cần vào, ra kho tiền tiêu hủy, nơi giao nhận, kiểm đếm và cắt hủy tiền phải được sự cho phép bằng văn bản của Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy.
4. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn yêu cầu về trang thiết bị, cửa ra vào đảm bảo an toàn cho các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy có văn bản giao việc quản lý và sử dụng chìa khóa sử dụng hàng ngày, bảo quản chìa khóa dự phòng cửa phòng giao nhận, phòng kiểm đếm, phòng cắt hủy và các cửa nội bộ khác thuộc khu vực tiêu hủy tiền (nếu có); chìa khóa các phương tiện bảo quản tiền (két sắt, thùng tôn, xe lưới) cho các cá nhân có liên quan.
3. Xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện ra sao?
Tại Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Trong quá trình giao nhận tiền tiêu hủy, trường hợp phát hiện bao (thùng) tiền thừa hoặc thiếu bó (túi), lẫn bó (túi) tiền khác mệnh giá; niêm phong, đóng bao (thùng) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và xử lý thừa, thiếu, lẫn loại (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp phát hiện bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp; niêm phong, đóng bó (túi) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và giao sang Tổ 2 để kiểm đếm tờ (miếng) và xử lý thừa, thiếu, lẫn loại (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào biên bản kiểm đếm, bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu theo địa bàn tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng tiêu hủy gửi bảng tổng hợp, biên bản thừa, thiếu kèm niêm phong bó (túi) tiền có thừa, thiếu cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; gửi Vụ Tài chính – Kế toán bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu, xác định số tiền chênh lệch thừa hoặc chênh lệch thiếu để làm thủ tục báo Có hoặc báo Nợ cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
3. Việc xử lý kết quả thừa hoặc thiếu tiền tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với từng cá nhân có tên trên niêm phong bó (túi), bao (thùng) tiền thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.