Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn gì về cán bộ, công chức, viên chức?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng.
2. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
3. Quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ.
4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức:

+ Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ.

+ Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ.

Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn gì về cán bộ, công chức, viên chức?

Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn gì về cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

1. Trình Chính phủ:
a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, gồm: Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
2. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc bộ;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc tổng cục gồm: vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
7. Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải trình Chính phủ: Trình Thủ tướng Chính phủ. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Trân trọng!

Công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển công tác của công chức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục thuế yêu cầu công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Gần 7.200 viên chức sẽ được xem xét chuyển thành công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương công chức loại A2 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức ngạch nhân viên hành chính cần có bằng cấp gì? Mức lương nhân viên hành chính hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân luật có thể trở thành công chức ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức thanh tra không phải là thanh tra viên có được cấp phát trang phục không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương của Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào xem xét điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức Bộ Xây dựng cần lưu ý điều gì trong quá trình thực thi công vụ qua mạng internet? Có được thắp hương tại phòng làm việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
1,736 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào