Trường hợp bị hói có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Từng mổ bệnh trĩ có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự?

Người bị hói có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Từng mổ bệnh trĩ có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự? Bị đau bao tử có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Người bị hói có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Theo đó, số thứ tự 163 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân:

- Mức độ nhẹ: điểm 3;
- Mức độ vừa: điểm 4;
- Mức độ nặng: điểm 5.

Như vậy, trường hợp bạn bị rụng tóc dẫn đến hói đầu nếu chỉ là mức độ nhẹ thì vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn cần phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự để được Hội đồng khám nghĩa vụ quân sự kết luận chính xác nhất.

Người bị hói có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)

Từng mổ bệnh trĩ có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

Trường hợp trĩ đã mổ tốt thì có điểm 3.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp trĩ đã mổ tốt thì sẽ được phân loại sức khỏe loại 3.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp của bạn vẫn có cơ hội để tham gia nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác.

Bị đau bao tử có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

Bệnh dạ dày, tá tràng thì trường hợp bị viêm dạ dày, tá tràng mạn tính có điểm 4.

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính thì sẽ có sức khỏe loại 4.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, trường hợp con bạn bị viêm dạ dày mạn tính sẽ không đạt điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trân trọng!

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lý lịch nghĩa vụ quân sự năm 2025 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung bao gồm những giấy tờ gì? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin di chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp bỏ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 không bị xử phạt hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Những năm sinh nào hết tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bệnh về Mắt không đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức khỏe loại 3 có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sinh năm nào thuộc diện gọi nhập ngũ năm 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
781 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào