Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù có nội dung như thế nào?
- 1. Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù như thế nào?
- 2. Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như thế nào?
- 3. Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để giảm thiếu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
1. Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù như thế nào?
Tại Điều 57 Thông tư 02/2022/TT-UBDT nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù như sau:
1. Đối tượng
Bà mẹ mang thai, hộ gia đình có trẻ em dưới 05 tuổi; cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thôn, bản.
2. Nội dung hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 44 Thông tư 15/2022/TT-BTC.
2. Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như thế nào?
Theo Điều 59 Thông tư 02/2022/TT-UBDT tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như sau:
UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện:
1. Rà soát đối tượng thụ hưởng; lập, thẩm định và phê duyệt đề án thành phần đối với nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù; xác định đối tượng ưu tiên lựa chọn địa bàn có đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù thực hiện dự án; xác định định mức cho vay phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổng hợp nhu cầu vốn, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch vốn thực hiện dự án hằng năm và theo giai đoạn.
2. Phê duyệt danh sách hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được vay vốn thông qua ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để giảm thiếu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Tại Điều 60 Thông tư 02/2022/TT-UBDT truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để giảm thiếu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Truyền thông nâng cao nhận thức
a) Biên soạn, cung cấp tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình: Biên soạn tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, gia đình, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN; tài liệu hỏi - đáp về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình; biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về hôn nhân và gia đình; sức khỏe sinh sản.
b) Tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.
c) Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân, về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.
b) Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS&MN.
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại trung ương, địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.