Cách sử dụng của biển báo Đi chậm và biểu thị biển báo này như thế nào?
- 1. Biển báo Đi chậm biểu thị như thế nào? Và cách sử dụng của biển báo Đi chậm như thế nào?
- 2. Cách sử dụng của biển báo Chú ý chướng ngại vật và biểu thị biển báo như thế nào?
- 3. Cách sử dụng của biển báo Chú ý xe đỗ và biểu thị biển báo này như thế nào?
- 4. Cách sử dụng của biển báo Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ quy định thế nào?
1. Biển báo Đi chậm biểu thị như thế nào? Và cách sử dụng của biển báo Đi chậm như thế nào?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
C.45 Biển số W.245 (a,b) "Đi chậm"
Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, đặt biển số W.245 (a,b) "Đi chậm". Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.
Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b.
a) Biển số W.245a b) Biển số W.245b
Hình C.47 - Biển số W.245
2. Cách sử dụng của biển báo Chú ý chướng ngại vật và biểu thị biển báo như thế nào?
Theo Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về cách sử dụng của biển báo Chú ý chướng ngại vật và biểu thị biển báo này như sau:
C.46 Biển số W.246 (a,b,c) "Chú ý chướng ngại vật"
Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo, đặt biển số W.246a "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh ra hai bên", biển số W.246b "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh sang bên trái” và biển số W.246c "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh sang bên phải". Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.
a) Biển số W.246a b) Biển số W.246b c) Biển số W.246c
Hình C.48 - Biển số W.246
3. Cách sử dụng của biển báo Chú ý xe đỗ và biểu thị biển báo này như thế nào?
Theo quy định Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về cách sử dụng của biển báo Chú ý chướng ngại vật và biểu thị biển báo này như sau:
C.47 Biển số W.247 "Chú ý xe đỗ"
a) Để cảnh báo có các loại xe ôtô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô hoặc ôtô đầu kéo, xe máy chuyên dùng đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy, đặt trên mặt đường biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”, biển được đặt cách xe phía trước và phía sau xe (theo chiều đi) 5 m;
b) Đối với đường một chiều, chỉ đặt một biển sau xe (hoặc đoàn xe) đỗ.
c) Đối với đoàn xe gồm nhiều xe cùng đỗ, chỉ đặt biển này ở phía trước xe đầu và sau xe cuối của đoàn xe trên đường hai làn xe.
d) Biển đặt trực tiếp trên mặt đường.
Hình C.49 - Biển số W.247
4. Cách sử dụng của biển báo Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ quy định thế nào?
Theo quy định Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về cách sử dụng của biển báo Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ và biểu thị biển báo này như sau:
Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn, đặt biển số W.243 "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ". Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển: biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m, biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.
a) Biển số W.243a b) Biển số W.243b c) Biển số W.243c
Hình C.45 - Biển số W.243
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.