Phó Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm, phạm vi như thế nào? Cách thức giải quyết công việc được quy định ra sao?
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
b) Trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về những quyết định của mình và những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực, tham nhũng trong giải quyết công việc;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền. Chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết.
Phó Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm, phạm vi như thế nào? Cách thức giải quyết công việc được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính Phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân; trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ xử lý, hoàn tất hồ sơ theo quy định;
b) Trực tiếp cho ý kiến và phê duyệt đối với đề xuất tại phiếu trình, báo cáo của Văn phòng Chính phủ theo quy định tại Chương III của Quy chế này;
c) Chủ động, tích cực chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để giải quyết công việc và những vấn đề cần phối hợp liên ngành trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
d) Chủ động, tích cực chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền; ký thay Thủ tướng Chính phủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
đ) Chủ động kiểm tra, xem xét, chỉ đạo đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan, địa phương trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền trước khi trình Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền;
e) Đối với các văn bản, đề án, báo cáo trình cấp có thẩm quyền thì phải chủ động chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan phối hợp, làm việc tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng, kịp tiến độ và tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thẩm định, ban hành, phê duyệt;
g) Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng hoặc lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách quyết định;
h) Các cách thức khác theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Như vậy, cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính Phủ là Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân; trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ xử lý, hoàn tất hồ sơ theo quy định. Chủ động, tích cực chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để giải quyết công việc và những vấn đề cần phối hợp liên ngành trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.