Bảo lãnh quá cảnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN có những hình thức nào?

Hình thức bảo lãnh quá cảnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như thế nào? Cách tính số tiền bảo lãnh quá cảnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN được thực hiện như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm!

Hình thức bảo lãnh quá cảnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như thế nào? 

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 

1. Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS. Bảo lãnh có giá trị đối với các nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

Trường hợp người khai hải quan được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thì thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Cách tính số tiền bảo lãnh quá cảnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 24 

a) Số tiền bảo lãnh của một tờ khai quá cảnh hải quan bằng 110% số tiền thuế hải quan có thể phát sinh cao nhất trong số các nước tham gia hành trình quá cảnh. Hệ thống ACTS hỗ trợ xác định số tiền bảo lãnh của từng tờ khai quá cảnh hải quan;

b) Số tiền bảo lãnh nhiều hành trình được xác định trên cơ sở một khoản tham chiếu. Khoản tham chiếu tương đương với số tiền thuế hải quan có thể phát sinh của các lô hàng quá cảnh đã thực hiện thông qua Hệ thống ACTS trong khoảng thời gian ít nhất là 07 ngày.

Bảo lãnh nhiều hành trình được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh đã hoàn thành hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh, không có bất thường xảy ra hoặc tương ứng với số tiền thuế hải quan mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh đã nộp khi có bất thường xảy ra;

c) Mức thuế suất thuế nhập khẩu và các loại thuế khác được tính theo mức thuê cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế của nước có liên quan đến hành trình hàng hóa quá cảnh đi qua. Mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam tính theo Biểu thuế suất ưu đãi (MFN);

d) Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Trân trọng!

Quá cảnh hàng hóa
Hỏi đáp mới nhất về Quá cảnh hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá cảnh hàng hóa là gì? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về hoạt động quá cảnh chưa hoàn thành năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm kinh doanh muốn quá cảnh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi bị cấm trong quá cảnh hàng hóa là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền quá cảnh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc “Vận chuyển quá cảnh” được định nghĩa như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng hàng hóa nào cần được kiểm tra khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa quá cảnh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quá cảnh hàng hóa
Tạ Thị Thanh Thảo
834 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quá cảnh hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quá cảnh hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào