Doanh nghiệp được xem xét xóa nợ gốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng?

Ai được xem xét xóa nợ gốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng? Nguồn tiền xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng lấy từ đâu? Công ty tôi là doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Long An, do hoạt động kinh tế khó khăn nên đã phá sản, trước đó chúng tôi có một khoản nợ bảo lãnh tín dụng với Quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng bây giờ không còn khả năng trả thì có được xem xét xóa nợ gốc không? 

Ai được xem xét xóa nợ gốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về xóa nợ gốc như sau:

1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của hai (02) năm liền kề trước năm đề nghị xóa nợ gốc bị lỗ và còn lỗ lũy kế, không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký, có tổn thất về vốn, tài sản;

c) Trường hợp khách hàng được xóa một phần nợ gốc phải có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ còn lại khả thi sau khi được xóa một phần nợ gốc (trừ trường hợp khách hàng bị phá sản);

d) Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi hoặc chưa được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi thì khách hàng cũng không trả được nợ gốc cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết;

đ) Quỹ bảo lãnh tín dụng đã áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này nhưng khách hàng vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.

3. Căn cứ điều kiện xem xét xóa nợ gốc quy định tại khoản 2 Điều này và tình hình tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro như sau:

1. Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

2. Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, đối với doanh nghiệp bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành mà đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư trên thì được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét xóa nợ gốc.

Nguồn tiền xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng lấy từ đâu?

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 57/2019/TT-BTC về sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh như sau:

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc, bán nợ (trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách phần nợ gốc của khoản nợ) theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh không đủ bù đắp những rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng phát sinh trong năm thì sẽ xem xét lấy từ nguồn Quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp những rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng phát sinh trong năm thì Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối từ nguồn ngân sách địa phương, cấp bổ sung Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro phát sinh theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, nguồn tiền xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ có thể được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh, Quỹ dự phòng tài chính hoặc ngân sách địa phương cấp bổ sung Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh theo quy định trên.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Hồng Công Minh
312 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào