Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không? Đưa trước một khoản tiền để thuê xe máy là đặt cọc hay ký cược?

Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không? Đưa trước một khoản tiền để thuê xe máy là đặt cọc hay ký cược? Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền cọc không?

Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được không?

Tôi có đặt cọc mua lô đất khi mở bán do gặp phải một số khó khăn thì tôi quyết định không mua nữa nên không thanh toán vì vậy cho tôi hỏi tôi có thể lấy lại tiền cọc không vậy ạ?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trường hợp bạn không mua đất nữa thì về nguyên tắc, bạn sẽ mất khoản cọc này. Tuy nhiên, nếu hai bên có thể thỏa thuận và bên kia đồng ý thì có thể sẽ không mất.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Đưa trước một khoản tiền để thuê xe máy là đặt cọc hay ký cược?

Vừa rồi tôi có đi du lịch tại Đà Lạt. Ở đây tôi có thuê một chiếc xe máy để đi tham quan, tuy nhiên người cho thuê yêu cầu phải đưa trước họ một khoản tiền để đảm bảo, sau khi giao trả xe sẽ hoàn lại. Tôi có thắc mắc là khoản tiền này có phải là đặt cọc không? nhờ anh chị giải đáp.

Trả lời: Căn cứ Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

- Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

- Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

=> Với quy định trên cho thấy, khi bạn thuê tài sản là động sản (Xe máy) mà giao cho bên cho thuê một khoản tiền để đảm bảo cho việc thuê xe máy thì được xem là ký cược.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền cọc không?

Gia đình tôi có viết tay giấy tờ đặt cọc một miếng đất ngoại ô thành phố Hà Nội với giá trị 4 tỷ đồng đặt cọc trước 500 triệu là tài sản chung của một cặp vợ chồng nhưng bây giờ gia đình tôi không muốn mua nhà nữa thì có thể lấy lại được tiền cọc không? Có phải hợp đồng không công chứng sẽ không có giá trị không?

Trả lời: Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:

- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có công chứng, chứng thực.

Mặt khác căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, khi gia đình bạn viết tay giấy tờ đặt cọc mua đất không có công chứng nhưng thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì giấy tờ đặt cọc sẽ có hiệu lực pháp luật.

Do đó, việc không công chứng giấy tờ đặt cọc sẽ không phải là căn cứ để yêu cầu bên nhận cọc trả lại tiền đã đặt cọc. Trường hợp trong giấy đặt cọc có quy định về các trường hợp phạt cọc khi không ký hợp đồng thì gia đình bạn bắt buộc phải thực hiện theo thỏa thuận nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào