Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (Chủ dự án) có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư của mình; tổ chức tham vấn ý kiến của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án; UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết.Chủ dự án nộp hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Phòng Giao dịch một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ đề nghị thẩm địnha) Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định.
a.Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định.
b.Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);
c.Đối với trường hợp Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; ngoài các hồ sơ văn bản quy định tại các điểm a, b và c ở trên, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành;e) Đối với trường hợp Dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, ngoài các văn bản quy định tại các điểm a, b và c nêu trên, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.
+ Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định với kết quả thông quaa) Bốn (04) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án hoàn thiện, ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (trừ trang bìa), nhân bản, đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có);
b) Một (01) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường được ghi trên đĩa CD;
c) Một (01) văn bản của chủ dự án giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu trong văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thường trực thẩm định.
Bước 2: Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, viết phiếu nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở ghi ý kiến, sau đó giao chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ môi trường.Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án, Chi cục Bảo vệ môi trường tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể tiến hành các hoạt động sau đây:
- Điều tra kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận;
- Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
- Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án;
- Thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của báo cáo;- Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.
Bước 4: Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nội dung sau đây:
- Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan tổ chức việc thẩm định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua. Thời hạn, thủ tục thẩm định lại thực hiện như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lần đầu;
- Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan thẩm định để xem xét, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Gửi lại báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 5: Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện báo cáo, ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (trừ trang bìa), nhân bản, đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có); gửi báo cáo và văn bản của chủ dự án giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu trong văn bản thông báo kết quả thẩm định đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 7: UBND tỉnh chứng thực và gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận một cửa để chủ dự án công khai thông tin về ĐTM đã được phê duyệt tại Trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.