Trường hợp học sinh chết trong trường giáo dưỡng thì sẽ được giải quyết như thế nào?

Cho tôi hỏi, trường hợp học sinh chết trong trường giáo dưỡng thì sẽ được giải quyết như thế nào? Trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt thì giải quyết như nào?

Giải quyết trường hợp học sinh chết trong trường giáo dưỡng

Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về việc giải quyết trường hợp học sinh chết trong trường giáo dưỡng như sau:

- Khi có học sinh chết, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành giám định pháp y xác định nguyên nhân chết và có sự chứng kiến của đại diện Ban giám hiệu trường giáo dưỡng, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trường giáo dưỡng, đại diện gia đình học sinh (nếu có), làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông báo cho thân nhân học sinh. Sau đó, phải gửi giấy chứng tử cho thân nhân học sinh (nếu có) và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp học sinh chết khi đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho trường giáo dưỡng.

Trường hợp học sinh chết đã rõ nguyên nhân khi có kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng mời đại diện Cơ quan điều tra, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trường giáo dưỡng, đại diện gia đình của học sinh chết (nếu có) đến để lập biên bản theo quy định.

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi. Kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.

- Trường hợp gia đình của người chết có đơn đề nghị nhận tử thi, hài cốt về mai táng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xem xét, quyết định, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Đơn đề nghị phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt

Tại Điều 26 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về giải quyết trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt như sau:

- Khi có việc tang của gia đình gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ; người trực tiếp nuôi dưỡng; anh, chị, em ruột hoặc có trường hợp khó khăn đặc biệt và có đơn xin bảo lãnh của thân nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xem xét cho học sinh về gia đình không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường. Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

- Khi giải quyết cho học sinh về gia đình, đại diện thân nhân gia đình học sinh đến nhận học sinh và viết cam kết quản lý học sinh trong thời gian được về nhà và chịu trách nhiệm đưa học sinh trở lại trường giáo dưỡng đúng thời gian quy định.

- Hết thời gian được về gia đình, học sinh phải tự giác đến chấp hành, nếu không tự giác thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng; nếu học sinh trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm.

Trân trọng!

Học sinh
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin ăn bán trú ở trường tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin ăn bán trú tại trường trung học cơ sở năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu trường tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời dẫn chương trình khai giảng trường THCS, THPT năm học mới 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung thời gian năm học 2024-2025 Hà Nội như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 10 kèm đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cuối kì 2 năm 2025 được diễn ra khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cuối kì 1 năm 2024 - 2025 là khi nào? Cách tính ĐTB môn học kỳ 1 cho học sinh trung học 2024-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
403 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào