Mẹ của chiến sĩ phục vụ trong Công an mất thì có được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất hay không?
Mẹ của chiến sĩ phục vụ trong Công an mất thì có được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2013/TTLT-BCA-BTC quy định về trường hợp được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất như sau:
Gia đình, thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau:
- Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/suất/lần;
- Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị (kể cả điều trị nội trú và ngoại trú) một lần tại bệnh viện (cơ sở y tế cấp huyện trở lên) từ bảy ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/suất/lần;
Chế độ trợ cấp khó khăn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 này được thực hiện không quá hai lần trong một năm đối với một đối tượng.
- Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích thì được trợ cấp mức 1.000.000 đồng/suất.
Như vậy, trong trường hợp em bạn là chiến sĩ phục vụ trong ngành Công an, mà mẹ của em bạn mất thì sẽ thuộc trường hợp được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất, mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/suất.
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2013/TTLT-BCA-BTC như sau:
- Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ (theo mẫu số 01) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ sinh sống.
Trường hợp hạ sĩ quan, chiến sĩ có một trong các loại giấy tờ như: giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc gia đình của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc thân nhân ốm đau dài ngày từ một tháng trở lên; giấy ra viện của cơ sở y tế nơi thân nhân điều trị từ 07 ngày trở lên; bản photocopy giấy khai tử của thân nhân thì hạ sĩ quan, chiến sĩ kèm theo các loại giấy tờ đó cùng bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất (không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
- Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ {cấp tiểu đoàn (độc lập), trung đoàn hoặc tương đương}.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.