Quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

Theo quy định hiện nay về về công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân.  Cho hỏi việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Quy định về quản lý con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 31 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 có quy định về quản lý con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu; Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác văn thư.

2. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có con dấu riêng khi được khắc dấu, đổi dấu phải theo hướng dẫn của Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao. Ngay sau khi nhận con dấu từ cơ quan Công an về phải lưu mẫu dấu và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng con dấu tại Phòng Hành chính - Tư pháp thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện khi được khắc, đổi dấu phải thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Ngay sau khi nhận con dấu từ cơ quan Công an về phải lưu mẫu dấu và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng con dấu tại Văn thư cơ quan, đơn vị.

3. Trường hợp đơn vị có quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, kết thúc nhiệm vụ có hiệu lực thi hành thì Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện phải thu hồi con dấu và nộp lại con dấu cho cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

4. Trường hợp tạm đình chỉ sử dụng con dấu, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu phải thu hồi con dấu và phải thông báo cho cơ quan Công an cấp giấy phép khắc dấu và các cơ quan liên quan biết.

5. Con dấu của cơ quan, đơn vị được giao cho cán bộ văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan. Người làm công tác văn thư được giao quản lý con dấu có trách nhiệm:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, đơn vị.

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền.

Quy định về sử dụng con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 32 Quy chế này việc sử dụng con dấu của cơ quan thuộc hệ thống Tòa án nhân dân được quy định như sau:

1. Con dấu của cơ quan phải được bảo quản an toàn trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc tại phòng làm việc của công chức làm công tác văn thư. Trường hợp cần đưa con dấu ra khỏi trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân phải được sự đồng ý của Chánh án hoặc Chánh Văn phòng và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu.

Không được giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của Chánh án hoặc Chánh Văn phòng.

Khi nét dấu bị mòn hoặc biến dạng, công chức được giao quản lý và sử dụng con dấu phải báo cáo Chánh Văn phòng làm thủ tục đổi con dấu. Trường hợp con dấu bị mất, phải báo cáo Chánh án hoặc Chánh Văn phòng và Cơ quan công an nơi xảy ra mất con dấu.

2. Việc sử dụng con dấu được quy định như sau (đối với tài liệu hành chính):

a) Những văn bản được đóng dấu của cơ quan là những văn bản, giấy tờ do Chánh án các cấp ký; các Phó Chánh án ký thay (KT.) Chánh án; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao ký thừa lệnh (TL.) hoặc ký thừa ủy quyền (TUQ.) Chánh án.

b) Các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao có con dấu riêng khi ban hành văn bản trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của đơn vị đó.

Trường hợp đặc biệt nếu được Chánh án ủy quyền thì Lãnh đạo cấp phòng được quyền ký và đóng dấu cơ quan.

3. Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền.

4. Không được đóng dấu trong các trường hợp sau: Đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
2,812 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào