Nhà thầu xây dựng cần đảm bảo những gì trong hoạt động thi công các công trình mùa Covid?
Căn cứ Căn cứ Tiết 2.2 Tiểu mục 2, Mục IV hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (kèm theo Quyết định 1811/QĐ-BGTVT năm 2021) quy định:
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng, ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường” và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên công trường xây dựng đảm bảo các nguyên tắc chung tại Mục IV và các yêu cầu cụ thể như sau:
Đối với nhà thầu xây dựng
Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các hoạt động xây dựng và quản lý, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại công trường để đảm bảo hoạt động bình thường, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Cần phát huy tính chủ động trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và quản lý, bảo vệ công trường, trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
a) Đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động
- Khẩn trương rà soát, chủ động liên hệ với cơ sở y tế địa phương để được tiêm đủ các mũi vacxin phòng COVID-19 cho người lao động do mình quản lý.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh, hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương để có phương án quản lý công trường thi công cho phù hợp; thông báo cho người lao động biết, hướng dẫn người lao động có biện pháp chủ động phòng ngừa dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với chủ đầu tư, các cấp chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn để sản xuất, thi công; huy động đầy đủ các trang thiết bị, đồ bảo hộ an toàn (đồ bảo hộ thi công, găng tay, khẩu trang y tế...) cho người lao động.
- Bố trí nơi ăn, chỗ ở; quản lý, sắp xếp nơi sinh hoạt, làm việc cho người lao động hợp lý (như: bố trí làm việc, sinh hoạt theo ca, nghiên cứu chia nơi sinh hoạt, nơi ăn, chỗ nghỉ của người lao động thành từng nhóm nhỏ nhằm giãn cách, giảm mật độ tập trung,…) để hạn chế nguy cơ lây nhiễm rộng trong công trường khi có ca mắc COVID-19. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn các khu vực nhà ở, lán trại,… đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tăng cường chăm lo đời sống, quan tâm sức khỏe, tinh thần, sinh hoạt của người lao động; có các giải pháp bảo vệ sức khỏe, kịp thời động viên, hỗ trợ để người lao động yên tâm lao động, sản xuất. Đảm bảo an toàn và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động trong trường hợp địa phương thực hiện các biện pháp hạn chế hành chính khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn.
b) Chủ động phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho công trường
- Thành lập Bộ phận phụ trách công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường phù hợp đặc điểm công trường; xây dựng, trình đại diện chủ đầu tư xem xét, phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường” và tổ chức thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 của người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để có phương án khắc phục các tồn tại (nếu có); cập nhật tình hình, diễn biến, cấp độ dịch COVID-19 trên phạm vi công trường để điều chỉnh “Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường” cho phù hợp làm cơ sở thực hiện.
- Căn cứ cấp độ dịch của địa phương, bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR để kiểm soát chặt chẽ người ra/vào công trường; chủ động kiểm soát chặt chẽ công tác giao, nhận vật liệu, vật tư, hàng hóa, thực phẩm, thiết bị, hồ sơ,… đặc biệt chú ý đến việc tiếp xúc với các lái xe vận chuyển vật liệu, vật tư, người giao nhận, nhân công thời vụ,….
- Chú trọng việc quản lý thông tin dịch tễ của từng người, đặc biệt với những cá nhân có lịch sử dịch tễ từ vùng dịch nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài cho công trường thi công.
Đối với lao động mới được huy động bổ sung phải thực hiện các yêu cầu về kiểm tra dịch tễ theo đúng quy định của Bộ Y tế và chính quyền địa phương trước khi tham gia lao động, sản xuất trong công trường.
- Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao (như: bảo vệ, quản lý kho, giao nhận vật liệu, hàng hóa,…) theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị để hạn chế khả năng lây nhiễm trong công trường; kịp thời có biện pháp xử lý ngay khi phát sinh các nguy cơ lây nhiễm tại công trường.
- Khi phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 tại công trường, phải khẩn trương báo cho Tổ công tác phòng chống COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng của địa phương để được hướng dẫn xử lý, thực hiện cách ly và xét nghiệm để khẳng định và thực hiện phương án xử lý theo quy định.
c) Rà soát tổ chức công trường, tổ chức thi công hợp lý
- Bố trí mặt bằng, khu vực riêng để tiếp nhận vật tư, vật liệu, giao nhận hàng hóa, thực phẩm, hồ sơ, ... đảm bảo vệ sinh, thực hiện khử khuẩn trong trường hợp cần thiết. Bố trí không gian, văn phòng làm việc vệ sinh, thông thoáng, đảm bảo giãn cách để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc trực tuyến (như: tổ chức họp trực tuyến, giải quyết hồ sơ, tài liệu điện tử,…); từng bước thay đổi các phương thức làm việc, quản lý thi công để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
- Chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch thi công, sản xuất, huy động vật liệu, vật tư, thiết bị, thí nghiệm xây dựng,... và linh hoạt, kịp thời điều chỉnh trong trường hợp phát sinh các nguy cơ lây nhiễm tại công trường và/hoặc địa phương phải thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động xã hội theo quy định khi dịch bùng phát ở cấp độ cao. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng của địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) trong trường hợp địa phương phải thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động xã hội, vận tải theo quy định khi dịch bùng phát ở cấp độ cao để đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu, vật tư, hàng hóa, ...
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.