Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng
Căn cứ Phụ lục II Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm:
1. Xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.
2. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; đầu tư xây dựng các khu đô thị chức năng (bao gồm nhà trẻ, trường học, bệnh viện) phục vụ công nhân.
3. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển, đập, hồ chứa và các sự cố môi trường khác; áp dụng công nghệ giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kinh, phá hủy tầng ô-dôn.
4. Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa, trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.
5. Sản xuất, cung cấp thiết bị quan trắc môi trường, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ.
7. Đầu tư kinh doanh trung tâm đối mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
8. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
9. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.
10. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.
11. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.
12. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.
13. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
14. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
15. Quan trắc môi trường.
16. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, điện táng.
17. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị, công nghệ.
18. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
19. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).
20. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
21. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
22. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.
23. Sản xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.