Quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nếu không trang bị phao cứu sinh có bị xử phạt không?

Bà Lê Thị Đ mới mua chiếc thuyền gỗ trọng tải 6 tấn, lắp máy Koler 8 sức ngựa dùng để chở khách qua sông. Bà Đ muốn biết theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nếu không trang bị phao cứu sinh có bị xử phạt không? Nếu hành khách không mặc áo phao có bị xử phạt không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế xin trả lời như sau:

Trả lời (Chỉ mang tính chất tham khảo):

Điểm a khoản 2 Điều 79 Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 quy định vận tải hành khách ngang sông phải có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định.

Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi không trang bị một trong các loại thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định, như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 100 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 động áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 400 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người, đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 100 người, đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn, nhà hàng nổi, khách sạn nổi hoặc tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm.

Điều 27 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định vi phạm quy định của hành khách: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

Như vậy, nếu bà Đ không trang bị phao cứu sinh trên chiếc thuyền gỗ trọng tải 6 tấn, lắp máy Koler 8 sức ngựa dùng để chở khách qua sông thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu hành khách không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.


Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế xin trả lời như sau:

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào