Xác định độ sâu khu vực khai thác khi có thủy triều?

Thắc mắc về độ sâu được phép sử dụng? Theo Nghị định 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 05 năm 2014 quy định việc giao khu vực biển nhất định trên các vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giao khu vực biển. Độ sâu khu vực biển được phép sử dụng tính từ "mặt nước" đến "đáy biển". Trong khi đó mặt nước thì có thủy triều chênh nhau đến vài mét. Vậy "mặt nước" được xác định ở cao độ thủy triều là bao nhiêu và quy định ở đâu?

Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 51/2014/NĐ-CP về quyết định giao khai thác khu vực biển được quy định như sau:

Quyết định giao khu vực biển gồm các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển;

b) Mục đích sử dụng khu vực biển;

c) Địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực biển; độ sâu được phép sử dụng;

d) Thời hạn được giao khu vực biển;

đ) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển;

e) Hiệu lực thi hành.

Như vậy, độ sâu được phép sử dụng là 1 nội dung quan trong nhằm giới hạn quyền khai thác của người được giao khai thác.

Về việc xác định độ sâu khu vực biển có sự khác nhau do sự biến động của thủy triều nên việc xác định độ chính xác của việc đo độ sâu sẽ được quy định tại Điều 6 Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về độ chính xác khi đo độ sau như sau:

1. Sai số trung phương độ cao điểm “0” điểm nghiệm triều so với độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển gần nhất, điểm độ cao nghiệm triều gần nhất không vượt quá ±0,10m. Độ cao điểm “0” của điểm nghiệm triều được đo nối thuỷ chuẩn hình học với độ chính xác của thuỷ chuẩn kỹ thuật từ các điểm kiểm tra thiết bị đo biển gần nhất hoặc từ các điểm độ cao nghiệm triều gần nhất.

2. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm ghi chú độ sâu, điểm ghi chú chất đáy so với tọa độ điểm tại trạm định vị DGPS ven biển hoặc điểm kiểm tra thiết bị đo biển gần nhất không được vượt quá ±3m (tương ứng ±0,6mm trên bản đồ).

3. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng khi đo vẽ các địa vật nổi cố định trên biển so với điểm kiểm tra thiết bị đo biển gần nhất không được vượt quá ±3,5m (tương ứng ±0,7mm trên bản đồ). Đối với địa vật có độ di động thì sai số trên được cộng thêm phạm vi di động. Đối với các địa vật chìm cố định dưới biển sai số cho phép là ±7,5m (tương ứng ±1,5mm trên bản đồ).

4. Sai số trung phương độ sâu của điểm ghi chú độ sâu sau khi đã quy đổi về hệ độ cao quốc gia so với độ cao của điểm nghiệm triều gần nhất không vượt quá:
±0,30m khi độ sâu đến 50m;

±0,45m khi độ sâu từ trên 50m đến 100m.

5. Sai số trung phương độ sâu đường đẳng sâu so với độ cao của điểm nghiệm triều gần nhất không vượt quá:

±0,40m khi độ sâu đến 50m;

±0,50m khi độ sâu từ trên 50m đến 100m.

Như vậy việc đo độ sâu khu vực biển phải dựa vào điểm nghiệm triều và sai số cho phép theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào