Nội dung chi, mức chi phát triển giáo dục ở nông thôn

Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tưu vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nội dung chi, mức chi phát triển giáo dục ở nông thôn được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Minh Hiền - hien*****@gmail.com

Nội dung chi, mức chi phát triển giáo dục ở nông thôn được quy định tại Điều 24 Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó: 

1. Các nội dung chi, mức chi chung thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này, cụ thể:

a) Chi kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hội nghị, hội thảo; chi tập huấn bồi dưỡng nội dung giáo dục đặc thù, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số;

b) Chi biên soạn tài liệu, in ấn và cấp phát tài liệu đặc thù cho các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số;

c) Chi điều tra, khảo sát đối với các nội dung: Số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi 15-60; phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

2. Chi hỗ trợ học phẩm, tài liệu học tập thực hiện xóa mù chữ và chống tái mù chữ:

a) Đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm, tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;

b) Đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.

3. Chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.

4. Chi phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở: Chi hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo các điều kiện quy định về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị đạt chuẩn quốc gia mức độ (1). Việc mua sắm thực hiện theo quy định hiện hành về mua sắm hàng hoá, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.

5. Chi trả thù lao đối với giáo viên, người ngoài biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ, cụ thể:

a) Đối với giáo viên thuộc biên chế: Mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Đối với những người ngoài biên chế, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ:

- Đối với trường hợp trả thù lao: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ trả thù lao cho các đối tượng này theo hợp đồng thỏa thuận. Mức thù lao tối đa theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Đối với tình nguyện viên: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .

Trên đây là tư vấn về nội dung chi, mức chi phát triển giáo dục ở nông thôn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 43/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Phát triển giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc thành lập và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Hỏi đáp pháp luật
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển giáo dục
Thư Viện Pháp Luật
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát triển giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào